Nâng Cao Chất Lượng Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Theo Tiêu Chuẩn GAP

Trong khuôn khổ chương trình "Hỗ trợ phát triển toàn diện cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim" từ năm 2007- 2013, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang chủ trì, KS. Trần Thị Bạch Vân, chủ nhiệm thực hiện đề tài "Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn GAP" với mục tiêu:
Khảo sát, tuyển chọn cây vú sữa Lò Rèn chất lượng cao, năng suất ổn định để làm cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường;
Tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng an toàn theo hướng GAP; cung cấp giống cho người dân trồng mới, đến khi kết thúc đề tài (năm 2013), tổng diện tích vườn vú sữa của 2 huyện Châu Thành, Cai Lậy đạt 3.000 ha;
Xây dựng, củng cố hoạt động của HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim; xây dựng mô hình cải tạo, trẻ hóa vườn vú sữa già cỗi.
Theo kết quả khảo sát tại các xã Vĩnh Kim, Hữu Đạo, Bàn Long, Phú Phong, Song Thuận, Long Tiên, nhóm thực hiện nhận thấy:
Đa số nhà vườn trồng cây tự chiết nhánh của người thân hoặc mua từ những người quen biết (92,3%);
Cây vú sữa ghép ít nhà vườn sử dụng do chưa quen, sợ trái bị lai làm nhỏ trái khó bán, mối ghép của cây vú sữa ghép cao dễ bị tét, đa số cây ghép được trồng là của các đề tài cung cấp;
Giống vú sữa được trồng phổ biến là vú sữa Lò Rèn có chất lượng ngon, năng suất cao...
Qua 6 năm thực hiện đề tài đã đạt được những kết quả sau: Tuyển chọn được 3 cá thế giống vú sữa Lò Rèn có mã số VK1, VK2 và KS cho năng suất cao, phẩm chất tốt vượt trội và ổn định so với các cá thể khác thuộc quần thể vú sữa Lò Rèn ở Châu Thành, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, thẩm định và cấp giấy công nhận cây vú sữa đầu dòng ngày 14-11-2012 (QĐ số 16/QĐ-SNN&PTNT). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác, GAP giúp nông dân dân tham gia mô hình hiểu rõ và áp dụng kỹ thuật canh tác mới.
Tổng diện tích vú sữa của tỉnh Tiền Giang đã gia tăng từ 2.200 ha (cuối 2006) lên 3.300 ha năm 2012, trong đó vú sữa Lò Rèn là chủ yếu; thành công đáng kể là việc người dân đã nhận thấy hiệu quả của việc trồng cây vú sữa ghép theo đúng quy trình để có được kết quả tốt không khác gì cây chiết mà bộ rễ lại phát triển mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.

Anh Nguyễn Văn Tới, ấp Nam, đang chăm sóc 2 công rau cho biết, anh vừa mới thu hoạch được trên 1 tấn rau tía tô, bán với giá 11.000 đồng/kg. Trước đó, anh thu hoạch ngò gai cũng bán được giá cao. “Với giá này, người trồng rau đảm bảo có lời” - anh Tới phấn khởi nói.

Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).