Nâng Cao Chất Lượng Sản Xuất Và Kinh Doanh Cà Phê Robusta

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được xây dựng dựa trên Chương trình Quốc gia “Phát triển ngành cà phê tiến đến sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020”, với sự tham gia của nhiều tổ chức, được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Douwe Egbert Foundation tài trợ và phối hợp đối tác giữa Cục Trồng trọt (MARD) và EDE Consulting Asia Pacific.
Mục đích của dự án là cải thiện tính sinh lãi và khả năng chịu đựng về biến đổi khí hậu trong sản xuất của hàng ngàn nông dân Việt Nam trồng cà phê Robusta, theo cách thức phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, thông qua mô hình HTX kiểu mới. Đây là mô hình sản xuất kiểu mới, không những được triển khai trong ngành cà phê mà cho những ngành nông nghiệp khác.
Mô hình này sẽ góp phần nâng cao vị thế cho nông dân sản xuất nhỏ (được tiếp cận với các nguồn tài chính) và cũng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được triển khai tại 3 tỉnh ở Tây Nguyên là Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc. Riêng Lâm Đồng, dự án được triển khai tại HTX Lâm Viên (huyện Di Linh).
Theo Ban Chỉ đạo Dự án, giai đoạn đầu của dự án đã chấm dứt vào ngày 31/8/2013 và giai đoạn 2 bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, do quy trình phê duyệt và chấp thuận của những nhà tài trợ và các đối tác chậm trễ so với thời gian dự kiến, nên đến cuối tháng 5/2014, giai đoạn 2 của dự án mới được khởi động. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các HTX.
Tuy nhiên, đến lúc này, hoạt động đã trở lại bình thường. Những đợt giải ngân món vay vốn lưu động đầu tiên của giai đoạn này đã được thực hiện. Việc tập huấn cho Ban Quản trị và nhân viên HTX… đã được triển khai.
Trước đó, ngày 21/8, Ban Chỉ đạo Dự án, các nhà tài trợ và các thành viên về dự họp đã thăm thực tế cơ sở HTX Lâm Viên và một số thành viên của HTX Lâm Viên tại các nhóm sản xuất ở xã Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.