Nâng Cao Chất Lượng Sản Xuất Và Kinh Doanh Cà Phê Robusta

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được xây dựng dựa trên Chương trình Quốc gia “Phát triển ngành cà phê tiến đến sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020”, với sự tham gia của nhiều tổ chức, được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Douwe Egbert Foundation tài trợ và phối hợp đối tác giữa Cục Trồng trọt (MARD) và EDE Consulting Asia Pacific.
Mục đích của dự án là cải thiện tính sinh lãi và khả năng chịu đựng về biến đổi khí hậu trong sản xuất của hàng ngàn nông dân Việt Nam trồng cà phê Robusta, theo cách thức phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, thông qua mô hình HTX kiểu mới. Đây là mô hình sản xuất kiểu mới, không những được triển khai trong ngành cà phê mà cho những ngành nông nghiệp khác.
Mô hình này sẽ góp phần nâng cao vị thế cho nông dân sản xuất nhỏ (được tiếp cận với các nguồn tài chính) và cũng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được triển khai tại 3 tỉnh ở Tây Nguyên là Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc. Riêng Lâm Đồng, dự án được triển khai tại HTX Lâm Viên (huyện Di Linh).
Theo Ban Chỉ đạo Dự án, giai đoạn đầu của dự án đã chấm dứt vào ngày 31/8/2013 và giai đoạn 2 bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, do quy trình phê duyệt và chấp thuận của những nhà tài trợ và các đối tác chậm trễ so với thời gian dự kiến, nên đến cuối tháng 5/2014, giai đoạn 2 của dự án mới được khởi động. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các HTX.
Tuy nhiên, đến lúc này, hoạt động đã trở lại bình thường. Những đợt giải ngân món vay vốn lưu động đầu tiên của giai đoạn này đã được thực hiện. Việc tập huấn cho Ban Quản trị và nhân viên HTX… đã được triển khai.
Trước đó, ngày 21/8, Ban Chỉ đạo Dự án, các nhà tài trợ và các thành viên về dự họp đã thăm thực tế cơ sở HTX Lâm Viên và một số thành viên của HTX Lâm Viên tại các nhóm sản xuất ở xã Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."