Nâng Cao Chất Lượng Sản Xuất Và Kinh Doanh Cà Phê Robusta

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được xây dựng dựa trên Chương trình Quốc gia “Phát triển ngành cà phê tiến đến sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020”, với sự tham gia của nhiều tổ chức, được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Douwe Egbert Foundation tài trợ và phối hợp đối tác giữa Cục Trồng trọt (MARD) và EDE Consulting Asia Pacific.
Mục đích của dự án là cải thiện tính sinh lãi và khả năng chịu đựng về biến đổi khí hậu trong sản xuất của hàng ngàn nông dân Việt Nam trồng cà phê Robusta, theo cách thức phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, thông qua mô hình HTX kiểu mới. Đây là mô hình sản xuất kiểu mới, không những được triển khai trong ngành cà phê mà cho những ngành nông nghiệp khác.
Mô hình này sẽ góp phần nâng cao vị thế cho nông dân sản xuất nhỏ (được tiếp cận với các nguồn tài chính) và cũng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam được triển khai tại 3 tỉnh ở Tây Nguyên là Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc. Riêng Lâm Đồng, dự án được triển khai tại HTX Lâm Viên (huyện Di Linh).
Theo Ban Chỉ đạo Dự án, giai đoạn đầu của dự án đã chấm dứt vào ngày 31/8/2013 và giai đoạn 2 bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, do quy trình phê duyệt và chấp thuận của những nhà tài trợ và các đối tác chậm trễ so với thời gian dự kiến, nên đến cuối tháng 5/2014, giai đoạn 2 của dự án mới được khởi động. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các HTX.
Tuy nhiên, đến lúc này, hoạt động đã trở lại bình thường. Những đợt giải ngân món vay vốn lưu động đầu tiên của giai đoạn này đã được thực hiện. Việc tập huấn cho Ban Quản trị và nhân viên HTX… đã được triển khai.
Trước đó, ngày 21/8, Ban Chỉ đạo Dự án, các nhà tài trợ và các thành viên về dự họp đã thăm thực tế cơ sở HTX Lâm Viên và một số thành viên của HTX Lâm Viên tại các nhóm sản xuất ở xã Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm

Đó là dẫn chứng được bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu ra để nói về những tồn tại trong vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Nói đến sự biến động về giá gà lông màu, không nơi nào nhạy cảm hơn thủ phủ gà đồi Bắc Giang. Gặp người chăn nuôi tại những vùng gà lớn như Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, chúng tôi cảm nhận rõ sự ngỡ ngàng, nuối tiếc của người chăn nuôi khi giá gà đột ngột lao dốc không phanh.

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.