Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 18/08/2015

Mới đây, ngày 30/7/2015, Tổ hợp tác (THT) Kinh tế mãng cầu Xiêm xã Tân Phú đã được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên diện tích gần 13,2 ha/25 hộ.

Khoảng nửa tháng qua, nông dân trồng mãng cầu Xiêm ở huyện Tân Phú Đông rất phấn khởi do giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh. Hiện nay, thương lái tới vườn mua mãng cầu Xiêm của nông dân với giá 35.000 - 38.000 đồng/kg tùy theo chất lượng trái, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Nguyên nhân giá mãng cầu tăng mạnh trong những ngày gần đây là do các vườn mãng cầu Xiêm của huyện đang vào cuối vụ, nhà vườn đang tiến hành xử lý cây, để chuẩn bị trái cho vụ Tết Nguyên đán năm 2016, vì vậy sản lượng trái cung cấp cho thị trường không nhiều.

Ông Trần Văn Hoanh, nông dân trồng mãng cầu Xiêm ở xã Tân Phú cho biết, trước đây, gia đình tôi có 5 công đất trồng lúa ở vùng đất phèn mặn này, nhưng hiệu quả thấp, nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2009, thấy bà con xung quanh chuyển từ đất ruộng sang chuyên canh trồng mãng cầu Xiêm nên tôi cũng mạnh dạn làm theo. Sau hơn 1,5 năm tự học hỏi, rút kinh nghiệm, lứa mãng cầu Xiêm đầu tiên của tôi bắt đầu cho trái vụ đầu tiên. Thời điểm đó, mãng cầu được các đại lý mua giá 15.000 - 25.000 đồng/kg, vụ mãng cầu đầu tiên tôi thu hoạch được 6 tấn trái, thu nhập gần 100 triệu đồng. Các vụ sau, năng suất mãng cầu Xiêm càng cao hơn, bình quân khoảng 17 - 20 tấn/ha, tính ra lợi nhuận từ trồng mãng cầu Xiêm mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng/ha.

Theo nhiều nông dân trồng mãng cầu Xiêm, Tân Phú Đông là huyện cù lao ven biển của tỉnh với đặc điểm phèn mặn, nên việc canh tác lúa, hoa màu không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cây mãng cầu Xiêm lại thích hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này và sớm trở thành cây trồng chủ lực của người dân nơi đây, lợi nhuận thu được từ 01 ha mãng cầu Xiêm từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Mãng cầu Xiêm là loại cây trồng "không ưa" nước, nhưng địa phương này có địa hình thấp, thường xuyên ngập nước, cây rất dễ chết. Để khắc phục tình trạng này, người trồng mãng cầu Xiêm đã ghép mắt mãng cầu với gốc bình bát (một loại cây sống lâu, chịu được nước mặn), nên cây mãng cầu ghép phát triển rất tốt, chất lượng trái cao.

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thạnh, cho biết, Tân Thạnh là xã có diện tích trồng mãng cầu Xiêm lớn trong huyện, lợi nhuận thu được từ 100 - 200 triệu đồng/1ha, toàn xã đã có hơn 20 hộ thoát nghèo bền vững. Hiện nay, nhiều người dân trong xã đã chuyển từ lúa, dừa sang trồng mãng cầu Xiêm.

Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên người, cây trồng và vật nuôi huyện Tân Phú Đông cho biết, những tháng đầu năm do ảnh hưởng của triều cường giáp Tết Nguyên đán, một số diện tích mãng cầu Xiêm các xã Tân Thới, Tân Phú bị ngập sâu, cây sinh trưởng, phát triển kém. Diện tích mãng cầu Xiêm nhiễm sâu bệnh là 171 ha, chủ yếu là nhóm côn trùng chích hút như: Rệp sáp, rệp sáp bông và rầy xanh do nắng kéo dài không đủ nguồn nước để phun thuốc trừ dịch hại. Trong 6 tháng đầu năm 2015, mãng cầu Xiêm bị bệnh chết cành trên diện tích là 6,2 ha gồm các xã Tân Phú (01 ha) và Tân Thạnh (5,2 ha), do nông dân xử lý trái chín và lấy trái quá nhiều vào mùa nắng làm cây suy kiệt. Hiện tượng trái chín non thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, gây ảnh hưởng đến năng suất cây mãng cầu Xiêm. Ngoài ra, bệnh vàng lá thối rễ cũng xuất hiện rải rác trên các vườn mãng cầu Xiêm.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, cách đây hơn 10 năm, mãng cầu Xiêm đã bắt đầu phát triển trên vùng đất này trên diện tích canh tác lúa kém hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã có gần 650 ha mãng cầu được trồng tập trung ở các xã Tân Thạnh, Tân Phú và Tân Thới. Đây là địa phương có vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm lớn nhất khu vực ven biển Nam bộ. Mỗi năm, cây mãng cầu Xiêm cho 2 vụ trái, thu hoạch rộ nhất vào đầu mùa mưa và giáp Tết. Thời gian qua, nhiều nhà vườn dùng phương pháp thụ phấn thủ công cho mãng cầu Xiêm ra trái vụ nghịch mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ

Diễn biến khí hậu thất thường, nắng nóng kéo theo mưa lớn kéo dài khiến hoa ly Tây Tựu để chuẩn bị cho Tết đang chết hàng loạt. Nhiều nhà vườn gần như mất đến 40-80% số hoa, bà con làng hoa đều lo lắng sẽ không đủ hoa phục vụ Tết.

26/11/2015
Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng

Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với kỹ thuật nuôi tích lũy nhiều năm, ông Phạm Thành Thệ (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thu lãi hàng tỷ đồng/năm từ nuôi tôm hùm thương phẩm.

26/11/2015
Tái cơ cấu nông nghiệp khởi sắc nhờ công nghệ Nhật Bản Tái cơ cấu nông nghiệp khởi sắc nhờ công nghệ Nhật Bản

Hà Nam - tỉnh có diện tích nhỏ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã chọn cách làm tái cơ cấu riêng, đó là mời gọi, liên kết với các công ty của Nhật Bản đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Bằng cách này, Hà Nam đã có sự chuyển đổi trong nông nghiệp rất lớn.

26/11/2015
Quế Long tận dụng thế mạnh con đặc sản Quế Long tận dụng thế mạnh con đặc sản

Từng là xã nghèo nhất nhì của huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nhưng sau gần 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Quế Long đã có những bước phát triển nổi bật, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, bộ mặt làng quê khởi sắc rõ rệt.

26/11/2015
Giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng lòng tin của người dân Giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng lòng tin của người dân

Ngày 26.11 tại Gia Lai, Ban chỉ đạo Tây Nguyên sẽ phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hội nghị “Sơ kết 3 năm thực hiện đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và 2 năm phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại địa bàn Tây Nguyên”.

26/11/2015