Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ

Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ
Ngày đăng: 22/06/2015

Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Văn Hải, xóm 5, xã Nam Tân đang tích cực ra đồng thu hoạch lứa dưa đỏ đầu tiên. Mặc dù sản xuất trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nắng hạn gay gắt kéo dài, nhưng nhờ khắc phục được nguồn nước tưới, đảm bảo đủ điều kiện cho dưa phát triển, kết hợp với chăm bón đúng quy trình kỹ thuật nên 10 sào dưa đỏ của gia đình anh vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.

Anh cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được 10 sào dưa. Tuy là trồng trên vùng đất bãi cao cưỡng nhưng gia đình cũng chăm sóc, tưới nước đầy đủ cho cây dưa đỏ nên cũng cho năng suất khá. So với năm ngoái có thấp hơn nhưng cũng đạt được mỗi sào được 1,2 - 1,3 tấn, tư thương mua tại ruộng từ 3000 - 5.000 đồng/kg, cho thu nhập 3 - 4 triệu đồng/sào. Năm nay hạn hán, giá rớt nhưng so với cây trồng khác như đậu, ngô thì cây dưa đỏ vẫn cho thu nhập cao hơn nhiều.”

Thương lái đến mua dưa tại ruộng.

Dưa đỏ là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với chất đất bãi bồi ven sông. Hơn thế vụ hè thu là thời điểm dễ tiêu thụ, được giá, vừa đem lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, vừa né tránh được thiên tai lũ lụt. Với những ưu thế đó, từ nhiều năm nay, xã Nam Tân vẫn chọn cây dưa đỏ để đưa vào cơ cấu cánh đồng thu nhập cao theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

So với các năm trước, năm nay diện tích dưa tăng hơn 20 ha, chủ yếu bố trí bằng giống dưa Phù Đổng và Hoàn Châu. Để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, khó tiêu thụ, xã đã chủ động bố trí sản xuất nhiều trà dưa khác nhau. Nhờ điều tiết đảm bảo nguồn nước tưới, kết hợp chăm bón hợp lý nên đến thời điểm này hầu hết diện tích dưa đều cho thu hoạch với năng suất đạt khá cao, mỗi ha dưa có thể cho thu hoạch 100 triệu đồng”.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

21/03/2014
Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Dễ Mà Khó Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Dễ Mà Khó

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.

23/02/2014
Việt Nam Có Thể Thành Lập Các Ban Điều Phối Nông Sản Việt Nam Có Thể Thành Lập Các Ban Điều Phối Nông Sản

Với việc thành lập các ban điều phối ngành hàng nông sản, nông sản Việt Nam sẽ tăng được giá trị gia tăng, qua đó nâng cao thu nhập cho nông dân.

21/03/2014
Đăk Lăk Ồ Ạt Mở Thêm Nhà Máy Sắn Đăk Lăk Ồ Ạt Mở Thêm Nhà Máy Sắn

UBND tỉnh Đăk Lăk lại đồng ý bổ sung quy hoạch thêm 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nâng số nhà máy trên toàn tỉnh lên 7 trong thời gian tới.

21/03/2014
Sinh Sản Nhân Tạo Và Nuôi Thương Phẩm Cá Kết Sinh Sản Nhân Tạo Và Nuôi Thương Phẩm Cá Kết

Ao nuôi phải lớn hơn 5.000 m2, có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện; ao được cải tạo, cấp nước qua lưới lọc (sâu 1,5 - 1,8 m), sau 2 - 3 ngày thì thả cá. Mật độ nuôi vỗ là 0,1 kg/m2, cá nặng 50 - 100 g/con, khỏe mạnh. Trước khi thả, ngâm cá trong nước ao khoảng 15 phút cho quen rồi thả từ từ.

23/02/2014