Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ

Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Văn Hải, xóm 5, xã Nam Tân đang tích cực ra đồng thu hoạch lứa dưa đỏ đầu tiên. Mặc dù sản xuất trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nắng hạn gay gắt kéo dài, nhưng nhờ khắc phục được nguồn nước tưới, đảm bảo đủ điều kiện cho dưa phát triển, kết hợp với chăm bón đúng quy trình kỹ thuật nên 10 sào dưa đỏ của gia đình anh vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được 10 sào dưa. Tuy là trồng trên vùng đất bãi cao cưỡng nhưng gia đình cũng chăm sóc, tưới nước đầy đủ cho cây dưa đỏ nên cũng cho năng suất khá. So với năm ngoái có thấp hơn nhưng cũng đạt được mỗi sào được 1,2 - 1,3 tấn, tư thương mua tại ruộng từ 3000 - 5.000 đồng/kg, cho thu nhập 3 - 4 triệu đồng/sào. Năm nay hạn hán, giá rớt nhưng so với cây trồng khác như đậu, ngô thì cây dưa đỏ vẫn cho thu nhập cao hơn nhiều.”
Thương lái đến mua dưa tại ruộng.
Dưa đỏ là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với chất đất bãi bồi ven sông. Hơn thế vụ hè thu là thời điểm dễ tiêu thụ, được giá, vừa đem lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, vừa né tránh được thiên tai lũ lụt. Với những ưu thế đó, từ nhiều năm nay, xã Nam Tân vẫn chọn cây dưa đỏ để đưa vào cơ cấu cánh đồng thu nhập cao theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
So với các năm trước, năm nay diện tích dưa tăng hơn 20 ha, chủ yếu bố trí bằng giống dưa Phù Đổng và Hoàn Châu. Để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, khó tiêu thụ, xã đã chủ động bố trí sản xuất nhiều trà dưa khác nhau. Nhờ điều tiết đảm bảo nguồn nước tưới, kết hợp chăm bón hợp lý nên đến thời điểm này hầu hết diện tích dưa đều cho thu hoạch với năng suất đạt khá cao, mỗi ha dưa có thể cho thu hoạch 100 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...