Nấm Rơm Bán Tại Ruộng 80 Ngàn Đồng/kg

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) cho biết, giá nấm rơm ngày mùng 2 và 3 tết (tức ngày 1 và 2-2 dương lịch), nông dân trong xã bán tại ruộng cho thương lái là 80 ngàn đồng/kg, tăng 20 ngàn đồng/kg so với những ngày giáp Tết Nguyên đán và tăng 30 ngàn đồng so với ngày thường.
Thu hoạch nấm rơm tại xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) Theo thương lái, lý do khiến giá nấm rơm những ngày sau tết tăng cao là do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, vì nhiều người ăn chay sử dụng nấm rơm để chế biến các món ăn. Khả năng từ nay đến rằm tháng 1 âm lịch giá nấm rơm vẫn giữ ở mức cao.
Xã Xuân Phú là vùng trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích lên đến 40 hécta. Ngoài ra, các loại nấm ăn tươi, như: bào ngư, sò, đùi gà, kim châm cũng tăng từ 4-10 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.