Nấm Rơm Bán Tại Ruộng 80 Ngàn Đồng/kg

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) cho biết, giá nấm rơm ngày mùng 2 và 3 tết (tức ngày 1 và 2-2 dương lịch), nông dân trong xã bán tại ruộng cho thương lái là 80 ngàn đồng/kg, tăng 20 ngàn đồng/kg so với những ngày giáp Tết Nguyên đán và tăng 30 ngàn đồng so với ngày thường.
Thu hoạch nấm rơm tại xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) Theo thương lái, lý do khiến giá nấm rơm những ngày sau tết tăng cao là do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, vì nhiều người ăn chay sử dụng nấm rơm để chế biến các món ăn. Khả năng từ nay đến rằm tháng 1 âm lịch giá nấm rơm vẫn giữ ở mức cao.
Xã Xuân Phú là vùng trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích lên đến 40 hécta. Ngoài ra, các loại nấm ăn tươi, như: bào ngư, sò, đùi gà, kim châm cũng tăng từ 4-10 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.