Nấm Rơm Bán Tại Ruộng 80 Ngàn Đồng/kg

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) cho biết, giá nấm rơm ngày mùng 2 và 3 tết (tức ngày 1 và 2-2 dương lịch), nông dân trong xã bán tại ruộng cho thương lái là 80 ngàn đồng/kg, tăng 20 ngàn đồng/kg so với những ngày giáp Tết Nguyên đán và tăng 30 ngàn đồng so với ngày thường.
Thu hoạch nấm rơm tại xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) Theo thương lái, lý do khiến giá nấm rơm những ngày sau tết tăng cao là do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, vì nhiều người ăn chay sử dụng nấm rơm để chế biến các món ăn. Khả năng từ nay đến rằm tháng 1 âm lịch giá nấm rơm vẫn giữ ở mức cao.
Xã Xuân Phú là vùng trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích lên đến 40 hécta. Ngoài ra, các loại nấm ăn tươi, như: bào ngư, sò, đùi gà, kim châm cũng tăng từ 4-10 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 27/10, Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất, Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức hội nghị “Tổng kết, đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón NPKSilic Tiến Nông trên cây lúa”.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thông qua công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Từng học chuyên ngành xã hội nhưng lại đam mê với sản xuất, kinh doanh nên Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nấm với quy mô lớn, trong đó có đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu quý.

Theo Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp nông nghiệp Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vụ thu hoạch năm nay, năng suất mía tại cánh đồng lớn dự kiến đạt từ 90 - 100 tấn/hécta, tăng khoảng 40 tấn/hécta so với năng suất cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…