Nam Phi Đánh Giá Cao Hương Vị Cá Tra Việt Nam

Đa số các khách mời tại sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra thành phố Johannesburg (Nam Phi) ở đều đánh giá cao hương vị loại cá này.
Mới đây, tại Nam Phi, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại thành phố Johannesburg tổ chức sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra của Việt Nam. Nhiều DN, nhà NK của nước này đã đến dự.
Trước các nhà NK, phía Việt Nam cho biết, mặt hàng cá tra của Việt Nam được người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nhờ giàu dưỡng chất, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Hi vọng sản phẩm cá tra này sẽ có điều kiện thâm nhập tốt hơn vào thị trường Nam Phi.
Bà Fay Mukaddam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Johanesburg cho biết, nhiều người dân Nam Phi đã biết tới các món ăn từ cá tra Việt Nam. Bà tin rằng, người tiêu dùng địa phương sẽ đón nhận sản phẩm này, và cam kết sẽ hợp tác để Nam Phi có thể NK mặt hàng cá tra trong thời gian tới.
Hơn 100 vị khách tham dự sự kiện đã được ăn thử các món ăn được chế biến từ cá tra cùng nhiều món ăn truyền thống khác của Việt Nam. Đa số các vị khách đều đánh giá cao hương vị và những món ăn làm từ cá tra.
Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa hai nước phát triển mạnh. Giá trị thương mại hai chiều đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2013, tăng hơn 20 lần so với con số 54 triệu USD hồi 2002.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.