Năm Nay Sẽ Nhập Khẩu Hơn 150.000 Trâu Bò Úc

Có khả năng trong năm nay Việt Nam nhập khẩu hơn 150.000 con gia súc sống (trâu, bò - pv) từ Úc, trở thành thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn thứ hai của Úc sau Israel, theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Úc được đăng trên trang thị trường nước ngoài ttnn.com.vn hôm 19-3.
Năm 2013 Việt Nam đã nhập khẩu gần 67.000 con gia súc sống từ Úc, tăng gấp hơn 19 lần so với mức 3.500 con trong năm 2012. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 40.000 con. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Úc dự báo trong cả năm 2014 Việt Nam có thể nhập khẩu lên đến hoặc hơn 150.000 con gia súc từ Úc.
Nguyên nhân là nguồn cung ở Đông Nam Á giảm và nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng trong khu vực. Ngoài ra, chính phủ của Thái Lan - thị trường nhập khẩu gia súc truyền thống của Việt Nam – đã hạn chế xuất khẩu gia súc nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, môt đoàn quan chức chính phủ và doanh nghiệp do Bộ trưởng các ngành công nghiệp Bắc Úc Willem Westra Van Holthe dẫn đầu đã sang thăm các khu vực nuôi và giết mổ gia súc tại TP.HCM và Hải Phòng trong tháng 3 vừa qua.
Thương vụ dẫn lời ông Hindle cho biết nhu cầu tăng vọt của Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh và giúp ổn định giá xuất khẩu cho sản xuất gia súc ở Bắc Úc và Nam Úc. Những chuyến hàng xuất khẩu trâu đầu tiên sang Việt Nam chỉ là sự khởi đầu cho kỳ vọng trở thành một ngành sản xuất bền vững cho Bắc Úc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân các vùng xa xôi của vùng lãnh thổ này.
Trâu Úc chưa về tới Việt Nam
Đối với 600 con trâu Úc mà báo chí đưa tin sẽ về đến Việt Nam cuối tháng 2, đầu tháng 3, Cơ quan thú y vùng 6 cho biết chưa doanh nghiệp nào đăng ký kiểm dịch thú y đối với lô hàng này.
Trong khi theo quy định, 7 ngày trước khi về đến Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch. Vì vậy, theo cơ quan này, lô hàng trên có thể vẫn chưa về đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay Việt Nam đã có 44 sản phẩm đạt chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices) của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu - Global Aquaculture Alliance (GAA); trong đó có 17 sản phẩm đạt chứng nhận 1 sao, 12 sản phẩm đạt 2 sao, 9 sản phẩm đạt 3 sao và 6 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt, Việt Nam là nước có số lượng sản phẩm đạt 4 sao nhiều nhất trên thế giới.

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.

Anh Nguyễn Xuân Tùng (39 tuổi), chủ tàu QB 91694 TS phấn khởi cho biết thường những chuyến biển trước, con tàu công suất 780 CV của anh tốn chi phí trung bình từ 150-170 triệu đồng/chuyến, nhờ nhiều đợt giảm giá dầu mà chuyến này chỉ còn tốn khoảng 120 triệu đồng, lãi nhiều hơn so với các đợt trước.

Theo quan niệm của nhiều người, có thịt lợn rừng để ăn trong ngày Tết là may mắn cho năm mới. Vì vậy, ở nhiều vùng quê xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn rừng phục vụ tết. Trang trại của anh Hồ Khắc Hiệp ở xóm 1 Đồng Tâm, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một điển hình như vậy.