Năm Nay Sẽ Nhập Khẩu Hơn 150.000 Trâu Bò Úc

Có khả năng trong năm nay Việt Nam nhập khẩu hơn 150.000 con gia súc sống (trâu, bò - pv) từ Úc, trở thành thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn thứ hai của Úc sau Israel, theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại Úc được đăng trên trang thị trường nước ngoài ttnn.com.vn hôm 19-3.
Năm 2013 Việt Nam đã nhập khẩu gần 67.000 con gia súc sống từ Úc, tăng gấp hơn 19 lần so với mức 3.500 con trong năm 2012. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 40.000 con. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Úc dự báo trong cả năm 2014 Việt Nam có thể nhập khẩu lên đến hoặc hơn 150.000 con gia súc từ Úc.
Nguyên nhân là nguồn cung ở Đông Nam Á giảm và nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng trong khu vực. Ngoài ra, chính phủ của Thái Lan - thị trường nhập khẩu gia súc truyền thống của Việt Nam – đã hạn chế xuất khẩu gia súc nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, môt đoàn quan chức chính phủ và doanh nghiệp do Bộ trưởng các ngành công nghiệp Bắc Úc Willem Westra Van Holthe dẫn đầu đã sang thăm các khu vực nuôi và giết mổ gia súc tại TP.HCM và Hải Phòng trong tháng 3 vừa qua.
Thương vụ dẫn lời ông Hindle cho biết nhu cầu tăng vọt của Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh và giúp ổn định giá xuất khẩu cho sản xuất gia súc ở Bắc Úc và Nam Úc. Những chuyến hàng xuất khẩu trâu đầu tiên sang Việt Nam chỉ là sự khởi đầu cho kỳ vọng trở thành một ngành sản xuất bền vững cho Bắc Úc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân các vùng xa xôi của vùng lãnh thổ này.
Trâu Úc chưa về tới Việt Nam
Đối với 600 con trâu Úc mà báo chí đưa tin sẽ về đến Việt Nam cuối tháng 2, đầu tháng 3, Cơ quan thú y vùng 6 cho biết chưa doanh nghiệp nào đăng ký kiểm dịch thú y đối với lô hàng này.
Trong khi theo quy định, 7 ngày trước khi về đến Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch. Vì vậy, theo cơ quan này, lô hàng trên có thể vẫn chưa về đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.

Tháng 1-2014, dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, đến nay, cung ứng 500-700kg rau an toàn mỗi ngày. Với quy trình sản xuất chặt chẽ, khoa học, dự án được cấp giấy chứng nhận VietGap và trở thành một vùng rau an toàn duy nhất được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở thời điểm này.

Đầu năm 2014, ACDI/VOCA, một trong những tổ chức tham gia hỗ trợ, tập huấn nông dân trồng ca cao từ đầu, công bố lý do vì sao nông dân chặt bỏ cây ca cao khi giá hạt ca cao giảm còn trên dưới 30.000 đồng/kg.