Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm NJang Chủ Động Nguồn Nước Cho Cây Trồng

Nâm NJang Chủ Động Nguồn Nước Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 26/03/2014

Những năm qua, tận dụng địa hình và nguồn nước tại các khe suối, nông dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã chủ động đào ao tích trữ nước. Nhờ đó, mặc dù đang trong giai đoạn mùa khô nhưng các loại cây trồng trên địa bàn đều bảo đảm nguồn nước tưới.

Gia đình ông Lê Quang Long, thôn 2 có 4 ha tiêu và cà phê. Để chủ động nguồn nước tưới, trong vòng 6 năm trở lại đây, gia đình ông đã thuê máy múc đào được 3 ao tích trữ nước.

Ông Long cho biết: “Trước đây, do không chủ động được nguồn nước tưới nên cứ đến mùa khô, gia đình tôi lại phải vất vả tìm kiếm nguồn nước hoặc xin ở các gia đình khác. Cà phê là một loại cây trồng có nhu cầu về lượng nước tưới rất lớn. Vào mùa khô phải tưới từ 3 đến 5 lần, nếu chỉ dựa vào nguồn nước tại các hồ, đập chung của xã thì không đủ. Do đó, gia đình tôi phải chủ động đào ao để tích trữ nước đủ tưới cho vườn cà phê”.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Bá Sang, thôn 3 cũng đã đầu tư hơn 7 triệu đồng để thuê máy múc đào 1 ao chứa nước với diện tích 500m2.

Ông Sang cho biết: “Gia đình tôi trồng trên 1.500 trụ tiêu. Từ ngày đào hồ tích nước, gia đình tôi không phải lo lắng việc thiếu nước cho mùa khô nữa. Do chủ động được nguồn nước tưới nên công việc tưới tiêu cũng bớt cực hơn. Cây hồ tiêu được tưới nước đầy đủ nên phát triển khỏe mạnh hơn, đúng chu kỳ sinh trưởng hơn. Năm qua, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 4 tấn, tạo được nguồn thu nhập ổn định”.

Theo UBND xã Nâm N’Jang thì ngoài 3 công trình hồ, đập, do nhà nước đầu tư xây dựng thì trên địa bàn còn có khoảng 2.000 ao, hồ do nhân dân tự đào. Đa số các hồ chứa này đều dự trữ đủ nước cho mùa khô, góp phần bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng.

Kết quả này là do bà con đã có ý thức cao trong việc chủ động dự trữ, tưới nước tiết kiệm nên công tác phòng chống khô hạn đạt kết quả cao. Toàn xã có tổng số trên 3.500 ha cây trồng các loại, nhưng lượng nước tưới trên địa bàn vẫn bảo đảm cung cấp đủ cho người dân.

Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn nước tưới trong toàn bộ mùa khô, xã vẫn đang tập trung quản lý chặt chẽ nguồn nước tại các ao hồ, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý, nghiêm cấm các hành vi vi phạm việc bảo vệ nguồn nước dự trữ.

Cùng với việc tập trung đánh giá khả năng nguồn nước tưới thực tế tại các hồ chứa, xã còn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách sử dụng nước hiệu quả như tưới luân phiên, giữ ẩm, bố trí cây trồng phù hợp với khả năng cung cấp nước. Địa phương cũng đang xin thêm kinh phí để xây dựng thêm 2 hồ đập tại thôn Đắk Lư và thôn 18 nhằm tạo điều kiện bảo đảm nguồn nước tưới cho các loại cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Lao Đao Với Trầm Hương Lao Đao Với Trầm Hương

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

30/10/2014
Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững Phát Triển Hồ Tiêu Chưa Bền Vững

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

30/10/2014
Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

30/10/2014
Bà Rịa Vũng Tàu Khống Chế Được Bệnh Trên Cây Tiêu Bà Rịa Vũng Tàu Khống Chế Được Bệnh Trên Cây Tiêu

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

30/10/2014
Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

30/10/2014