Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm Nđir, Đồng Bào Dao Nỗ Lực Vươn Lên Làm Giàu

Nâm Nđir, Đồng Bào Dao Nỗ Lực Vươn Lên Làm Giàu
Ngày đăng: 16/07/2014

Theo thống kê, hiện toàn xã Nâm N’đir (Krông Nô) có 1.590 hộ dân, với trên 7.000 khẩu, trong đó người Dao chiếm hơn một nửa. Với bản chất cần cù, lại chịu khó học hỏi nên nhiều hộ gia đình sớm ổn định sản xuất, đời sống ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm.

Điển hình như gia đình chị Bàn Thị Lý ở thôn Quảng Hà, hễ cứ có lớp tập huấn, hội thảo nào do địa phương tổ chức, vợ chồng chị đều tích cực tham gia để tìm hiểu về cách trồng trọt và chăn nuôi cho năng suất cao.

Hiện nay, cùng với 1 ha cà phê và 8 sào ruộng trồng lúa, gia đình chị còn thuê thêm đất để trồng thêm các loại cây ngắn ngày khác. Nhờ đó, từ chỗ là một hộ nghèo của thôn, đến nay, gia đình chị đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Chị Lý tâm sự: “Ngày mới vào, gia đình tôi rất khó khăn, có khi còn không đủ ăn. Nhưng qua vài năm, khi đã biết cách trồng các loại cây cho năng suất, thu nhập cao, gia đình đã dần tích góp được để làm nhà, mua xe máy, sắm sửa đồ đạc và chăm lo cho hai con được ăn học đầy đủ. Vợ chồng tôi dự định sẽ mua thêm các loại máy cày, máy bơm, máy xay xát để phục vụ sản xuất ngày càng tốt hơn”.

Còn ông Đặng Văn Đông cũng ở thôn Quảng Hà đã đến tận các hộ dân trồng khoai lang ở Tuy Đức để tìm hiểu cách chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch rồi mang giống khoai về trồng. Từ chỗ trồng thử thấy hiệu quả, dần dần ông mở rộng diện tích và giới thiệu, chỉ dẫn cho các hộ dân khác trong thôn cùng trồng theo. Nhờ đó, đến nay, cây khoai lang đã được xem là cây ngắn ngày chủ yếu ở địa phương.

Ông Đông tâm sự: “Đất đai ở đây tương đối màu mỡ nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vì diện tích đất có hạn nên tôi và bà con luôn tìm các loại cây phù hợp, cho năng suất cao nhất theo từng mùa vụ để trồng. Bằng việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện tại, với 2 ha khoai lang, 1ha lúa nước hai vụ và một ít diện tích cây trồng khác, mỗi năm, gia đình có thu nhập khoảng 300 triệu đồng”.

Theo ông Nguyễn Văn Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N’đir thì nhiều năm trước đây, đời sống của hầu hết các hộ dân, nhất là đồng bào Dao gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, hiện nay, các hộ đồng bào Dao có “của ăn của để”, vươn lên làm giàu như các gia đình nói trên ngày càng nhiều, tạo động lực cho nhiều hộ khác noi theo để vững tin trên con đường phát triển kinh tế.

Để giúp bà con từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, địa phương đã tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để giới thiệu về các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả. Hệ thống kênh mương được chú trọng đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước tưới.

Các vùng đất hoang dần được cải tạo, giúp bà con mở rộng thêm diện tích sản xuất. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể cũng thường đứng ra tín chấp với ngân hàng để giúp bà con được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư cho sản xuất.

Nhờ đó, hiện nay thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 9,9%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong người Dao đã giảm xuống chỉ còn 5,3%. Đời sống kinh tế dần được cải thiện, nên người dân luôn tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

04/01/2013
Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013
Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

10/01/2013