Nam Định công bố dịch cúm A/H5N6

Báo điện tử Nam Định cho biết ngày 21-10, Nam Định đã chính thức công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 lần đầu tiên diễn ra tại đây.
Theo đó, dịch cúm gia cầm A/H5N6 được xác định đã xuất hiện tại xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.
Hiện toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được các cơ quan chức năng địa phương tiêu hủy theo quy định
Chỉ đạo của Chủ tịch Tỉnh Nam Định trong quyết định trên yêu cầu các huyện Vụ Bản và Trực Ninh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y; đồng thời nhanh chóng bao vây, dập tắt dịch, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Các xã Hiển Khánh, Trực Phú phải thành lập các chốt gác kiểm dịch; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và các khu vực xung quanh ổ dịch.
Các địa phương trong tỉnh, nhất là những xã, phường, thị trấn ở gần vùng dịch phải giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tránh chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Trước đó, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Nam Định, từ ngày 1 đến 10-10 đã phát hiện tại bốn hộ chăn nuôi (gồm một hộ ở xã Hiển Khánh và ba hộ ở xã Trực Phú) có trên 3.300 con gia cầm có hiện tượng ốm, chết bất thường.
Chi cục Thú y tỉnh Nam Định đã lấy mẫu bệnh phẩm tại các ổ dịch gửi đi xét nghiệm.
Kết quả, Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xác định, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6.
Theo Bộ NNPTNT, vi rút này nguy hiểm tương tự như cúm A/H5N1 và có khả năng lây sang người.
Trước đó vài ngày, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát cũng đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh thành trong các nước về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Theo công điện, thời gian vừa qua, bệnh cúm gia cầm A/H5Nl, A/H5N6 vẫn tiếp tục xảy ra rải rác trên đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại một số địa phương.
Kết quả giám sát chủ động cho thấy vi rút cúm A/H5N1 lưu hành rộng rãi trong đàn thủy cầm (năm 2014 là 4,13% mẫu dương tính, năm 2015 là 1,61%), một số mẫu giám sát phát hiện có tỷ lệ vi rút A/H5N6 cao (năm 2015 là 4,87%).
“Do đó, nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa ở miền Bắc và miền Trung, mưa lũ ở miền nam như hiện nay,” theo công điện.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.