Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.
Đề án được triển khai trong toàn tỉnh, theo 2 giai đoạn. Mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng tôm giống theo từng giai đoạn. Đến năm 2016, có 90% cơ sở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch và đến 2020 tỷ lệ này được nâng lên 100%; đồng thời phấn đấu 100% kỹ thuật viên tại cơ sở sản xuất tôm giống được tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất giống. Đề án được triển khai với kinh phí trên 264 tỷ đồng.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, huyện Năm Căn hiện có trên 320 cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động, với trên 7.800 bể ương. Mỗi năm, các cơ sở này sản xuất trên 3 tỷ post tôm giống. Tuy nhiên, nhìn chung các trại tôm giống trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì tập trung quy hoạch vùng nuôi trồng trước khi thả nuôi thủy sản, nhiều địa phương lại đợi người dân thả nuôi rồi mới quy hoạch. Điều này không chỉ khiến ngành nuôi trồng thủy sản khó có thể phát triển bền vững, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường…

Triển khai vụ hè thu 2015, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân sử dụng các giống mới, ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong vụ hè thu này.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.

Chọn cách đầu tư trang trại chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định để được đảm bảo luôn có lợi nhuận là cách làm lâu nay của nhiều người tại Đồng Nai. Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi, từ chủ yếu nuôi gà công nghiệp dần mở rộng chăn nuôi thêm gà lông màu, heo thịt…

Khoảng 2 năm gần đây, khi gừng tăng giá trở lại, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) chuyển sang trồng gừng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đi liền đó là nỗi lo, bởi khi người dân ồ ạt trồng gừng thì nguy cơ dội hàng, ế chợ rất cao, nông dân sẽ là người chịu thiệt.