Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.
Đề án được triển khai trong toàn tỉnh, theo 2 giai đoạn. Mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng tôm giống theo từng giai đoạn. Đến năm 2016, có 90% cơ sở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch và đến 2020 tỷ lệ này được nâng lên 100%; đồng thời phấn đấu 100% kỹ thuật viên tại cơ sở sản xuất tôm giống được tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất giống. Đề án được triển khai với kinh phí trên 264 tỷ đồng.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, huyện Năm Căn hiện có trên 320 cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động, với trên 7.800 bể ương. Mỗi năm, các cơ sở này sản xuất trên 3 tỷ post tôm giống. Tuy nhiên, nhìn chung các trại tôm giống trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…