Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú

Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 17/02/2014

Từ năm 2000 đến nay, ông Châu Ngọc Tòng, nông dân ấp Trà Teo, xã Hòa Đông (huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nuôi tôm sú đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Châu Ngọc Tòng, để nuôi tôm sú đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần thực hiện tốt năm biện pháp sau:

- Cải tạo ao, đầm nuôi tôm: Phải bảo đảm đúng kỹ thuật, chỉ nên nuôi tôm một vụ trong năm để ao có thời gian nghỉ, tạo môi trường ổn định cho vụ nuôi sau đạt hiệu quả. Khi thả tôm giống cần quan sát thời tiết, môi trường nguồn nước và độ mặn.

- Bố trí diện tích ao nuôi tôm: Cần có hệ thống ao lắng tương xứng để bảo đảm cấp, thay nước khi cần thiết, cần có khu vực chứa bùn thải trong quá trình cải tạo ao để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Mật độ thả tôm giống: Không quá 20 con/m2, sẽ phù hợp trình độ quản lý, đặc điểm sinh trưởng của tôm nuôi, thời gian thả tôm giống đến khi thu hoạch tôm khoảng 120-140 ngày.

- Lắp đặt thiết bị trong ao nuôi: Phải tùy theo hiện trạng, hình dạng ao nuôi để gom được các chất thải theo mong muốn. Số cánh quạt nước trong ao nuôi để bổ sung ô-xy hợp lý nhất một cánh/2.000 con tôm.

- Quản lý chất lượng nước: Tùy theo nguồn nước mặn từng năm mà đưa ra quy trình nuôi và xử lý cho phù hợp, nhất là ứng dụng các chế phẩm vi sinh theo sự khuyến cáo của ngành thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS). Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh. Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.

14/02/2012
Nuôi Tôm Sú Thu Nữa Tỷ Đồng Trên Năm Nuôi Tôm Sú Thu Nữa Tỷ Đồng Trên Năm

Nhiều đêm không ngủ được, anh Ê cứ trằn trọc, đắn đo suy nghĩ, có nên nuôi tôm sú hay không? Cuối cùng, anh cũng đi đến thành công, thu lợi nhuận về nửa tỷ đồng/năm nhờ nuôi tôm sú công nghiệp.

17/12/2010
Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn

05/03/2011
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt

31/07/2011
Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi

24/11/2011