Nắm Bắt Cơ Hội Để Phát Triển

Năm nay Việt Nam chính thức tham gia một số hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (FTA), cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)... tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hàng hóa làm ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cùng với đó, việc tìm kiếm đối tác kinh doanh có nhiều thuận lợi, DN chủ động lựa chọn đối tác chiến lược, bạn hàng tại nhiều quốc gia. Chính sách thu hút đầu tư, thuế quan, tài chính cũng thay đổi theo hướng có lợi, tạo điều kiện cho DN phát triển.
Bên cạnh thời cơ, việc hội nhập sâu cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với các DN nhỏ và vừa khi đa phần có vốn đầu tư thấp, dây chuyền, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế; chưa có kênh truyền thông, phân phối sản phẩm hợp lý… làm giảm khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với DN nước ngoài. Do vậy, nếu không kịp thời đổi mới, bắt kịp xu thế phát triển sẽ dẫn đến nguy cơ DN trong nước phải chịu thua thiệt ngay trên sân nhà.
Ông Phùng Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh cho biết, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 4 nghìn DN, trong đó DN nhỏ và vừa chiếm 97%; để chủ động nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hiện nay, bản thân các DN cần tái cơ cấu lại sản xuất, đánh giá đúng lợi thế đang có để phát huy.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thích đáng về công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý, hạch toán kinh doanh.
Quan trọng hơn cả là kịp thời thay đổi tư duy trong kinh doanh, chủ động nắm bắt thông tin, có chiến lược đầu tư lâu dài, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, tìm phương án liên kết các DN nhỏ và vừa, tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ liên hoàn, tăng sức cạnh tranh với DN nước ngoài...
Cũng theo ông Minh, Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh sẽ chủ động mở các lớp tập huấn, cung cấp thông tin về hội nhập, giúp các DN chủ động đón bắt cơ hội trong kinh doanh; rà soát, tập trung cao cho nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho DN. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thuế, vốn vay để DN nhỏ và vừa phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.

Cà phê thế giới tăng kéo giá cà phê Việt Nam tăng theo. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.

Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.