Nắm Bắt Cơ Hội Để Phát Triển

Năm nay Việt Nam chính thức tham gia một số hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (FTA), cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)... tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hàng hóa làm ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cùng với đó, việc tìm kiếm đối tác kinh doanh có nhiều thuận lợi, DN chủ động lựa chọn đối tác chiến lược, bạn hàng tại nhiều quốc gia. Chính sách thu hút đầu tư, thuế quan, tài chính cũng thay đổi theo hướng có lợi, tạo điều kiện cho DN phát triển.
Bên cạnh thời cơ, việc hội nhập sâu cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với các DN nhỏ và vừa khi đa phần có vốn đầu tư thấp, dây chuyền, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế; chưa có kênh truyền thông, phân phối sản phẩm hợp lý… làm giảm khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với DN nước ngoài. Do vậy, nếu không kịp thời đổi mới, bắt kịp xu thế phát triển sẽ dẫn đến nguy cơ DN trong nước phải chịu thua thiệt ngay trên sân nhà.
Ông Phùng Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh cho biết, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 4 nghìn DN, trong đó DN nhỏ và vừa chiếm 97%; để chủ động nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hiện nay, bản thân các DN cần tái cơ cấu lại sản xuất, đánh giá đúng lợi thế đang có để phát huy.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thích đáng về công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý, hạch toán kinh doanh.
Quan trọng hơn cả là kịp thời thay đổi tư duy trong kinh doanh, chủ động nắm bắt thông tin, có chiến lược đầu tư lâu dài, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, tìm phương án liên kết các DN nhỏ và vừa, tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ liên hoàn, tăng sức cạnh tranh với DN nước ngoài...
Cũng theo ông Minh, Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh sẽ chủ động mở các lớp tập huấn, cung cấp thông tin về hội nhập, giúp các DN chủ động đón bắt cơ hội trong kinh doanh; rà soát, tập trung cao cho nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho DN. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thuế, vốn vay để DN nhỏ và vừa phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.

Khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất do nắng hạn kéo dài, thời gian qua, nhiều nông dân tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc - Ninh Thuận) đã chủ động khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.477 ha lúa xuân bị nhiễm rầy, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.