Nam Á Có Nhu Cầu Nhập Khẩu Lượng Lớn Hạt Tiêu Từ Việt Nam

Nhu cầu nhập khẩu tiêu của các nước trong khu vực Nam Á tăng rất nhanh đặc biệt là Ấn Độ khi sản xuất tiêu của nước này bị giảm 10.000 tấn.
Theo Vụ thị trường Châu Phi, Nam Á, Tây Á, với dân số đông nhất trên giới (1,7 tỷ người) cùng thói quen sử dụng hạt tiêu trong món ăn, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng lượng xuất khẩu mặt hàng này vào khu vực Nam Á.
Và số liệu công bố của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm xuất khẩu tiêu Việt Nam đi các thị trường đạt 132.682 tấn, giá trị 989,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tiêu trong 8 tháng đầu năm tăng 31% về lượng và tăng 47,8% về giá trị.
Với mức tăng này, năm 2014 được đánh giá là năm tăng trưởng kỷ lục của hồ tiêu về giá và lượng. Giá xuất tiêu bình quân trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 7.459,7 USD/tấn.
Mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Nam Á. Xuất khẩu tiêu sang các nước thuộc khu vực Nam Á tăng vọt. Cụ thể, Ấn Độ tăng 109,66%; Pa-kít-xtan tăng 211,13%; Băng-la-đét tăng 410,94%; Nê-pan tăng 748%; Xri Lan-ca tăng 460%.
Vụ thị trường Châu Phi-Nam Á-Tây Á cho hay, người dân khu vực Nam Á nói chung, nhất là Ấn Độ nói riêng sử dụng nhiều hạt tiêu trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sản lượng hạt tiêu trong nước của Ấn Độ năm nay sụt giảm đáng kể.
Tính đến hết tháng 4/2014, sản xuất tiêu của nước này chỉ đạt 35.000 tấn, thấp hơn 10.000 tấn so với kế hoạch mà Hội Đồng Gia vị nước này đặt ra, khiến giá tiêu của Ấn Độ tại thời điểm này giao động trong khoảng 12.000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm này chỉ 8.200 USD/tấn.
Chính điều này đã tạo ra cuộc chạy đua nhập khẩu tiêu của các thương nhân Ấn Độ và tiêu Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả. Tính từ đầu năm đến nay, Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 8.000 tấn tiêu từ Việt Nam, chiếm trên 90% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu vào nước này.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới. Mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sản lượng ổn định, mức giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong năm 2014 được dự báo sẽ cán mốc 1 tỷ USD – mức kỷ lục từ trước đến nay, trong đó xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Nam Á được kỳ vọng sẽ vượt mức 160 triệu USD.
“Nam Á là khu vực đầy tiềm năng để phát triển mặt hàng tiêu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nắm bắt thói quen sử dụng tiêu của người dân bản địa như: dạng hạt hay dạng bột, sản phẩm tiêu riêng hay trộn cùng các loại gia vị khác… phát triển các giống tiêu có giá trị cao và được sử dụng nhiều tại các nước trong khu vực này, nâng cao kỹ thuật, đảm bảo chất lượng đối với các quy trình từ thu hoạch đến đóng gói, phân phối, nhằm tăng sức cạnh tranh của tiêu Việt Nam”, Vụ Thị trường Châu Phi-Nam Á-Tây Á cho hay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cần tích cực tham dự các Hội chợ, triển lãm ngành hàng nông sản tại các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiêu sang thị trường Nam Á.
Có thể bạn quan tâm

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, đánh giá dịch cúm gia cầm đang có hiện tượng lây lan. Sau Trảng Bom và Cẩm Mỹ, huyện Vĩnh Cửu là địa phương thứ 3 của tỉnh xuất hiện dịch trên đàn vịt hơn 20 ngàn con.