Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Theo đó, mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển cá nước lạnh là phát triển sản xuất cá nước lạnh tạo sản phẩm hàng hóa với chất lượng và giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản xuất đủ con giống, thức ăn từ trong nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho nuôi thương phẩm để giảm giá thành sản xuất. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho đồng bào vùng sâu vùng xa.
Cụ thể, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên; trong đó 40 - 50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh.
Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh (sẽ điều chỉnh sản xuất phù hợp theo nhu cầu của thị trường).
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 3 - 5 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 10 triệu USD. Sản xuất được 50 - 60% nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
Đồng thời phấn đấu 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng. 60 - 70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước. 100% các loài cá nước lạnh đưa vào sản xuất và thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y phục vụ nuôi cá nước lạnh được đưa vào danh mục cho phép sản xuất, nhập khẩu theo đúng quy định.
Đến năm 2030, sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu.
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 15 - 20 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 40 - 45 triệu USD. Sản xuất được 100% nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm. 100% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.
Đối tượng cá nước lạnh bao gồm: Cá tầm và cá hồi, trong đó có cá tầm Siberi, cá tầm Nga, cá tầm sao, cá tầm Trung Hoa và một số loài cá tầm lai khác. Cá hồi có cá hồi vân, cá hồi trắng và một số loài cá hồi khác.
Quy hoạch phát triển cá nước lạnh cũng nêu một số giải pháp chủ yếu về tổ chức và quản lý sản xuất, thị trường và xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường, đầu tư và tín dụng, hợp tác quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.

Cùng với trứng vịt Đồng Rui, mật ong, khau nhục, bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả... gà đồi Tiên Yên đang dần trở thành một thương hiệu mạnh, mang tính đặc trưng của vùng đất cửa ngõ miền Đông tỉnh Quảng Ninh…

Anh Bùi Văn Hoa ngụ ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, gia đình anh có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Những năm trước đây, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là trồng lúa với diện tích 0,9ha, lợi nhuận không cao.

Tính đến ngày 26/06, Sóc Trăng đã thả giống 18.608 ha tôm nước lợ, đạt 41,35% kế hoạch, trong đó có hơn 5.304 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 28,8% diện tích thả nuôi, đa số tôm chết ở giai đoạn từ 20 – 45 ngày tuổi.

Nắng hạn kéo dài đã tác động xấu đến hoạt động ương nuôi và sản xuất các loại giống thủy sản tại các Trạm thực nghiệm (TTN) nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trước tình hình trên, Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã ngừng sản xuất con giống, tập trung các biện pháp bảo vệ các loại giống thủy sản.