Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Theo đó, mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển cá nước lạnh là phát triển sản xuất cá nước lạnh tạo sản phẩm hàng hóa với chất lượng và giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản xuất đủ con giống, thức ăn từ trong nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho nuôi thương phẩm để giảm giá thành sản xuất. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho đồng bào vùng sâu vùng xa.
Cụ thể, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên; trong đó 40 - 50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh.
Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh (sẽ điều chỉnh sản xuất phù hợp theo nhu cầu của thị trường).
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 3 - 5 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 10 triệu USD. Sản xuất được 50 - 60% nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
Đồng thời phấn đấu 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng. 60 - 70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước. 100% các loài cá nước lạnh đưa vào sản xuất và thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y phục vụ nuôi cá nước lạnh được đưa vào danh mục cho phép sản xuất, nhập khẩu theo đúng quy định.
Đến năm 2030, sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu.
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 15 - 20 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 40 - 45 triệu USD. Sản xuất được 100% nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm. 100% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.
Đối tượng cá nước lạnh bao gồm: Cá tầm và cá hồi, trong đó có cá tầm Siberi, cá tầm Nga, cá tầm sao, cá tầm Trung Hoa và một số loài cá tầm lai khác. Cá hồi có cá hồi vân, cá hồi trắng và một số loài cá hồi khác.
Quy hoạch phát triển cá nước lạnh cũng nêu một số giải pháp chủ yếu về tổ chức và quản lý sản xuất, thị trường và xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường, đầu tư và tín dụng, hợp tác quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.