Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản

Ngày 4.3, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất thủy sản năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Theo Sở NN&PTNT, năm 2014, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trên lĩnh vực thủy sản đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nhờ vậy, giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.867 tỉ đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất khai thác đạt 1.466 tỉ đồng, tăng 6,4%; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 364 tỉ đồng, tăng 2,6% và giống thủy sản đạt 37 tỉ đồng, tăng 8,1%.
Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…
Năm 2015, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu, tổng sản lượng thủy sản đạt 191.200 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản khai thác 182.200 tấn (sản lượng cá ngừ đại dương 9.000 tấn); sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9 ngàn tấn (sản lượng tôm 5.972 tấn).
Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD. Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân theo tinh thần Quyết định 48 và Nghị định 67 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá bám biển khai thác thủy sản, đồng thời triển khai thực hiện Đề án: “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi”; phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao và thu hút đầu tư chế biến, xuất khẩu thủy sản ở những vùng đã được quy hoạch…
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.