Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013

Chiều 22-12, Sở NN&PTNT Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014, đề ra kế hoạch cho năm 2015.
Trong năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi gần 91.000 ha, tăng 2,9% (trên 2.500 ha) so với cùng kỳ, vượt 1,76% (trên 1.500 ha) so với kế hoạch. Sản lượng tôm nuôi năm 2014 đạt trên 51.000 tấn, tăng 22,5% (gần 9.500 tấn) so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2014 là 52.000 tấn). Trong đó: Tôm công nghiệp - bán công nghiệp: diện tích nuôi trên 2 ngàn ha; sản lượng đạt gần 20 ngàn tấn; tôm-lúa: diện tích trên 71.500 ha, sản lượng 26.500 tấn; tôm quảng canh cải tiến: diện tích trên 17 ngàn ha, sản lượng trên 5.000 tấn.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 7.300 ha, mức độ thiệt hại 20 - 50%. Nguyên nhân do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi, nhiều hộ nuôi tôm không theo thời vụ khuyến cáo, thả nuôi quanh năm làm tích tụ mầm bệnh; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, kỹ thuật nuôi còn hạn chế; ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; cùng với đó năng lực giám sát, hướng dẫn phòng chống bệnh của cán bộ thú y thủy sản còn hạn chế, chưa kịp thời.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi tôm của Kiên Giang còn một số khó khăn khác đã tồn tại nhiều năm nay là: Thiếu nguồn tôm giống (lượng tôm giống năm 2014 chỉ đáp ứng 21,87% nhu cầu, cả tỉnh phải nhập gần 5 triệu con tôm giống), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn khá phổ biến, tình trạng các cơ sở thu mua bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu…
Định hướng năm 2015 là đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ chiều sâu theo hình thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp; giữ vững và nâng cao năng suất chất lượng nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến ở vùng U Minh Thượng, Gò Quao; phát triển nuôi tôm công nghiệp các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên; tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng tôm giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.