Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013

Chiều 22-12, Sở NN&PTNT Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014, đề ra kế hoạch cho năm 2015.
Trong năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi gần 91.000 ha, tăng 2,9% (trên 2.500 ha) so với cùng kỳ, vượt 1,76% (trên 1.500 ha) so với kế hoạch. Sản lượng tôm nuôi năm 2014 đạt trên 51.000 tấn, tăng 22,5% (gần 9.500 tấn) so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2014 là 52.000 tấn). Trong đó: Tôm công nghiệp - bán công nghiệp: diện tích nuôi trên 2 ngàn ha; sản lượng đạt gần 20 ngàn tấn; tôm-lúa: diện tích trên 71.500 ha, sản lượng 26.500 tấn; tôm quảng canh cải tiến: diện tích trên 17 ngàn ha, sản lượng trên 5.000 tấn.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 7.300 ha, mức độ thiệt hại 20 - 50%. Nguyên nhân do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi, nhiều hộ nuôi tôm không theo thời vụ khuyến cáo, thả nuôi quanh năm làm tích tụ mầm bệnh; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, kỹ thuật nuôi còn hạn chế; ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; cùng với đó năng lực giám sát, hướng dẫn phòng chống bệnh của cán bộ thú y thủy sản còn hạn chế, chưa kịp thời.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi tôm của Kiên Giang còn một số khó khăn khác đã tồn tại nhiều năm nay là: Thiếu nguồn tôm giống (lượng tôm giống năm 2014 chỉ đáp ứng 21,87% nhu cầu, cả tỉnh phải nhập gần 5 triệu con tôm giống), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn khá phổ biến, tình trạng các cơ sở thu mua bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu…
Định hướng năm 2015 là đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ chiều sâu theo hình thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp; giữ vững và nâng cao năng suất chất lượng nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến ở vùng U Minh Thượng, Gò Quao; phát triển nuôi tôm công nghiệp các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên; tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng tôm giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.