Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013

Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013
Ngày đăng: 26/12/2014

Chiều 22-12, Sở NN&PTNT Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014, đề ra kế hoạch cho năm 2015.

Trong năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi gần 91.000 ha, tăng 2,9% (trên 2.500 ha) so với cùng kỳ, vượt 1,76% (trên 1.500 ha) so với kế hoạch. Sản lượng tôm nuôi năm 2014 đạt trên 51.000 tấn, tăng 22,5% (gần 9.500 tấn) so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2014 là 52.000 tấn). Trong đó: Tôm công nghiệp - bán công nghiệp: diện tích nuôi trên 2 ngàn ha; sản lượng đạt gần 20 ngàn tấn; tôm-lúa: diện tích trên 71.500 ha, sản lượng 26.500 tấn; tôm quảng canh cải tiến: diện tích trên 17 ngàn ha, sản lượng trên 5.000 tấn.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 7.300 ha, mức độ thiệt hại 20 - 50%. Nguyên nhân do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi, nhiều hộ nuôi tôm không theo thời vụ khuyến cáo, thả nuôi quanh năm làm tích tụ mầm bệnh; chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, kỹ thuật nuôi còn hạn chế; ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; cùng với đó năng lực giám sát, hướng dẫn phòng chống bệnh của cán bộ thú y thủy sản còn hạn chế, chưa kịp thời.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi tôm của Kiên Giang còn một số khó khăn khác đã tồn tại nhiều năm nay là: Thiếu nguồn tôm giống (lượng tôm giống năm 2014 chỉ đáp ứng 21,87% nhu cầu, cả tỉnh phải nhập gần 5 triệu con tôm giống), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài quy hoạch còn khá phổ biến, tình trạng các cơ sở thu mua bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu…
Định hướng năm 2015 là đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ chiều sâu theo hình thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp; giữ vững và nâng cao năng suất chất lượng nuôi tôm – lúa, quảng canh cải tiến ở vùng U Minh Thượng, Gò Quao; phát triển nuôi tôm công nghiệp các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên; tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng tôm giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

04/05/2015
Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.

04/05/2015
Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

04/05/2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

04/05/2015
Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

04/05/2015