Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng thông tin với đoàn về những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh với 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cá tra. Về lĩnh vực cá tra, toàn tỉnh có diện tích nuôi gần 2.000 ha, với sản lượng 386.000 tấn/năm - đứng đầu cả nước.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng hy vọng sẽ tìm được cơ hội hợp tác với Na Uy. Bên cạnh đó, mong muốn nhận được sự hỗ trợ về các lĩnh vực: tổ chức sản xuất nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kinh nghiệm phát triển thị trường, cân bằng cung cầu trong sản xuất; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng cá tra; các công nghệ chế biến phụ phẩm; cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất và nuôi trồng chế biến cá tra.
Ghi nhận những kết quả đạt được trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp, ông Amund Dronen - Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy cho biết, các doanh nghiệp Na Uy đánh giá rất cao trong việc hợp tác với Việt Nam, đồng thời có niềm tin sâu sắc đối với sự gắn bó lâu dài giữa 2 bên.
Cùng ngày, đoàn công tác có chuyến tham quan thực tế tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Ông Amund Dornen cho rằng, đây là điểm nhấn quan trọng của chuyến đi, việc tham quan giúp các thành viên trong đoàn có cơ hội tận mắt chứng kiến các quy trình sản xuất cá tra. Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy đánh giá rất cao mức độ chuyên nghiệp cũng như chất lượng vệ sinh trong khâu sản xuất của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hiện tại, Cơ quan hợp tác và phát triển Na Uy (NORAD) đang tài trợ Việt Nam dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất và thương mại cá tra - học tập kinh nghiệm của Na Uy.”
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

Ở Hậu Giang, kinh tế tập thể đã thể hiện một phần vai trò tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện còn nhiều hợp tác xã yếu kém, rất cần những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ ngành chức năng.

Ngày 6-10, Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương đã công bố cảnh báo của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của VN.