Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng thông tin với đoàn về những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh với 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cá tra. Về lĩnh vực cá tra, toàn tỉnh có diện tích nuôi gần 2.000 ha, với sản lượng 386.000 tấn/năm - đứng đầu cả nước.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng hy vọng sẽ tìm được cơ hội hợp tác với Na Uy. Bên cạnh đó, mong muốn nhận được sự hỗ trợ về các lĩnh vực: tổ chức sản xuất nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kinh nghiệm phát triển thị trường, cân bằng cung cầu trong sản xuất; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng cá tra; các công nghệ chế biến phụ phẩm; cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất và nuôi trồng chế biến cá tra.
Ghi nhận những kết quả đạt được trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp, ông Amund Dronen - Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy cho biết, các doanh nghiệp Na Uy đánh giá rất cao trong việc hợp tác với Việt Nam, đồng thời có niềm tin sâu sắc đối với sự gắn bó lâu dài giữa 2 bên.
Cùng ngày, đoàn công tác có chuyến tham quan thực tế tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Ông Amund Dornen cho rằng, đây là điểm nhấn quan trọng của chuyến đi, việc tham quan giúp các thành viên trong đoàn có cơ hội tận mắt chứng kiến các quy trình sản xuất cá tra. Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy đánh giá rất cao mức độ chuyên nghiệp cũng như chất lượng vệ sinh trong khâu sản xuất của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hiện tại, Cơ quan hợp tác và phát triển Na Uy (NORAD) đang tài trợ Việt Nam dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất và thương mại cá tra - học tập kinh nghiệm của Na Uy.”
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.