Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng thông tin với đoàn về những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh với 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo và cá tra. Về lĩnh vực cá tra, toàn tỉnh có diện tích nuôi gần 2.000 ha, với sản lượng 386.000 tấn/năm - đứng đầu cả nước.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng hy vọng sẽ tìm được cơ hội hợp tác với Na Uy. Bên cạnh đó, mong muốn nhận được sự hỗ trợ về các lĩnh vực: tổ chức sản xuất nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kinh nghiệm phát triển thị trường, cân bằng cung cầu trong sản xuất; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng cá tra; các công nghệ chế biến phụ phẩm; cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất và nuôi trồng chế biến cá tra.
Ghi nhận những kết quả đạt được trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đồng Tháp, ông Amund Dronen - Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy cho biết, các doanh nghiệp Na Uy đánh giá rất cao trong việc hợp tác với Việt Nam, đồng thời có niềm tin sâu sắc đối với sự gắn bó lâu dài giữa 2 bên.
Cùng ngày, đoàn công tác có chuyến tham quan thực tế tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Ông Amund Dornen cho rằng, đây là điểm nhấn quan trọng của chuyến đi, việc tham quan giúp các thành viên trong đoàn có cơ hội tận mắt chứng kiến các quy trình sản xuất cá tra. Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy đánh giá rất cao mức độ chuyên nghiệp cũng như chất lượng vệ sinh trong khâu sản xuất của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hiện tại, Cơ quan hợp tác và phát triển Na Uy (NORAD) đang tài trợ Việt Nam dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất và thương mại cá tra - học tập kinh nghiệm của Na Uy.”
Có thể bạn quan tâm

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.

Sau vụ thu hoạch vải thiều, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường có nắng mưa xen kẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Đặc biệt là ở những vườn vải thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng nhiều ngày. Nếu người dân không làm rãnh thoát nước tốt thì cây vải thiều sẽ chết rút.

Hơn 20 hộ dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận với hệ thống siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức kỷ luật tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.