Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.
Na Sang có trên 700 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu, trong vài năm trở lại đây, Na Sang nổi lên như một điển hình của huyện Mường Chà trong tìm hướng phát triển kinh tế, xóa đói nghèo. Trên các triền đồi, bãi màu ven suối người dân trồng dứa; trong vườn cao su chưa khép tán cũng được trồng xen dứa.
Có thể nói, dứa là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Na Sang. 1ha dứa cho năng suất 20 - 22 tấn quả tươi; cho thu nhập 40 triệu đồng.
Trên con đường dẫn vào trung tâm xã hỏi thăm về anh em Giàng Seo Hồ và Giàng Seo Chỉnh ai cũng biết, bởi chính họ đã lặn lội sang tỉnh Lào Cai học hỏi kinh nghiệm và mang dứa giống về Na Sang trồng. Đến nay nhiều hộ nông dân trong xã đã làm theo; hiện quả dứa Na Sang được vận chuyển tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh.
Chị Giàng Thị Chá, bản Na Sang cho biết: Trước đây, diện tích nương trồng lúa, tốn nhiều công nhưng không hiệu quả. Năm 2013, gia đình chị chuyển sang trồng dứa, đã thu hoạch được một vụ, bán được 30 triệu đồng. Năm nay, cả gia đình tập trung chăm sóc, làm cỏ nương dứa này, tháng 11 sẽ được thu hoạch vụ thứ 2.
Cây dứa ít tốn công chăm sóc, chỉ làm cỏ 2 lần từ lúc trồng đến khi thu hoạch và tiến hành bón phân đạm, ka li. Dứa trồng trên đất mới, lại hợp thổ nhưỡng nên cho quả to, chín đều; toàn xã có gần 18ha dứa đã cho thu hoạch và 8ha dứa trồng mới, tập trung ở 3 bản: Na Pheo, Co Đứa, Na Sang.
Hiện nay, diện tích cây cao su của xã Na Sang đạt gần 600ha. Cây cao su không chỉ góp phần phủ xanh diện tích đồi núi trọc của Na Sang, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; mà nông dân còn tận dụng vườn cao su chưa khép tán để trồng xen canh dứa.
Anh Lý A Thu, bản Na Sang cho biết: “Tôi nhận khoanh nuôi, bảo vệ 3ha cao su năm thứ 3, tận dụng diện tích cao su chưa khép tán, gia đình trồng dứa xen canh, được lợi cả đôi đường, vừa nhận được tiền công chăm sóc cao su, vừa có thu nhập từ dứa. Vụ dứa năm 2013, gia đình thu gần 50 triệu đồng từ dứa trồng xen với cao su”.
Không chỉ có dứa xen canh cao su, đầu năm 2014, Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã triển khai Dự án trồng gừng và dong riềng xen canh nương cao su tại xã Na Sang. Qua đó, 10 hộ dân ở bản Co Đứa tham gia với diện tích 1ha.
Tham gia từ dự án người dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao trình độ canh tác và nhân rộng mô hình. Dự án thành công sẽ tạo cơ hội để nhân dân dân Na Sang đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập giảm nghèo bền vững.
Ông Lường Văn Kiêm, Chủ tịch UBND xã Na Sang cho biết: Chính quyền xã chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế đa dạng, không nên tập trung vào một loại cây trồng, bởi thị trường còn nhiều biến động và để tránh gặp phải tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”. Mặc dù cây dứa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng xã chỉ đạo nhân dân không mở rộng thêm diện tích, một số chân ruộng gieo cấy một vụ lúa, bà con triển khai trồng cây đậu tương.
Hiện toàn xã có 15ha trồng đậu tương, giá bán dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg hạt, trừ chi phí mỗi vụ nông dân cũng thu từ 15 - 22 triệu đồng/ha. Đối với các diện tích đất ven sông suối, nhân dân tích cực khai hoang để cấy lúa nước, các giống lúa IR64, nghi hương 2308, nếp ruộng thay thế giống địa phương cho năng suất vượt trội.
Vụ đông xuân 2013 - 2014, toàn xã gieo cấy trên 10ha, năng suất 50 - 52 tạ/ha. Vụ mùa năm nay toàn xã gieo cấy 50ha chủ yếu các giống lúa IR64, bắc thơm số 7, hương thơm số 1, nhị ưu 838. Hiện nay, bà con nông dân đang tích cực tỉa giặm cho lúa.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.

Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.