Na Lạng Sơn Vào Vụ

Năm nào cũng vậy, đến đầu tháng 8 là người dân ở hai huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại bước vào vụ thu hoạch na.
Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.
Anh Hoàng Văn Năm ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 500 gốc na vui vẻ cho biết: “Đây là năm thứ 3 liên tiếp na được giá nên gia đình tôi và bà con nơi đây rất phấn khởi. Hiện na loại 1 có giá từ 55 – 60.000đ/kg, na loại 2 có giá từ 30 – 40.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn mua nên việc tiêu thụ rất suôn sẻ. Nếu giá na ổn định đến cuối vụ như hiện nay, thì vụ này gia đình tôi sẽ có khoản thu nhập không dưới 100 triệu đồng”.
Còn anh Anh Vy Văn Thắng ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) chia sẻ: “Năm nay năng suất và giá na tương đương với năm ngoái. Nhà tôi có khoảng 150 cây na, mỗi cây cũng thu được trên 300.000 đồng. Tổng thu vụ này nhà tôi ước đạt gần 50 triệu đồng”.
Dọc theo quốc lộ 1A cũ, đoạn qua thôn Làng Ngũa, xã Chi Lăng, đối diện HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đoàn Kết đã hình thành một khu chợ đầu mối. Suốt từ sáng sớm đến tận chiều tối, khu chợ này xanh ngắt một màu na. Nhiều thương lái ở các vùng Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên…cũng đến mua na.
Anh Nguyễn Văn Vinh, chuyên buôn bán hoa quả ở TP. Nam Định vừa chọn na vừa nói: “Hàng năm cứ đến đầu tháng 8 là tôi lại lên Lạng Sơn mua na về bán. Na ở đây mua về rất dễ bán vì quả thơm, ngọt sắc chứ không nhạt như na các vùng khác”.
Vụ na tuy mới bắt đầu được khoảng hơn hai tuần, nhưng với giá cao và ổn định như hiện nay, mang lại tín hiệu vui cho người trồng na.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg