Na Lạng Sơn Vào Vụ

Năm nào cũng vậy, đến đầu tháng 8 là người dân ở hai huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại bước vào vụ thu hoạch na.
Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.
Anh Hoàng Văn Năm ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 500 gốc na vui vẻ cho biết: “Đây là năm thứ 3 liên tiếp na được giá nên gia đình tôi và bà con nơi đây rất phấn khởi. Hiện na loại 1 có giá từ 55 – 60.000đ/kg, na loại 2 có giá từ 30 – 40.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn mua nên việc tiêu thụ rất suôn sẻ. Nếu giá na ổn định đến cuối vụ như hiện nay, thì vụ này gia đình tôi sẽ có khoản thu nhập không dưới 100 triệu đồng”.
Còn anh Anh Vy Văn Thắng ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) chia sẻ: “Năm nay năng suất và giá na tương đương với năm ngoái. Nhà tôi có khoảng 150 cây na, mỗi cây cũng thu được trên 300.000 đồng. Tổng thu vụ này nhà tôi ước đạt gần 50 triệu đồng”.
Dọc theo quốc lộ 1A cũ, đoạn qua thôn Làng Ngũa, xã Chi Lăng, đối diện HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đoàn Kết đã hình thành một khu chợ đầu mối. Suốt từ sáng sớm đến tận chiều tối, khu chợ này xanh ngắt một màu na. Nhiều thương lái ở các vùng Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên…cũng đến mua na.
Anh Nguyễn Văn Vinh, chuyên buôn bán hoa quả ở TP. Nam Định vừa chọn na vừa nói: “Hàng năm cứ đến đầu tháng 8 là tôi lại lên Lạng Sơn mua na về bán. Na ở đây mua về rất dễ bán vì quả thơm, ngọt sắc chứ không nhạt như na các vùng khác”.
Vụ na tuy mới bắt đầu được khoảng hơn hai tuần, nhưng với giá cao và ổn định như hiện nay, mang lại tín hiệu vui cho người trồng na.
Có thể bạn quan tâm

Chim khổng lồ - đà điểu là loài dễ nuôi. Để nuôi đà điểu như một nghề mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân thiếu thông tin

Mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 10.000 chậu hoa, với giá dao động từ 40 - 400 ngàn đồng/chậu (tùy loại), sau khi trừ chi phí lãi nửa tỷ đồng.

Mô hình nuôi ong mật của gia đình ông Đàm Văn Khoa, tổ 11B, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn mỗi năm thu lãi trên 70 triệu đồng từ tiền bán mật

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu

Hiếu nảy ý định tạo ra các sản phẩm khác như cao nấm linh chi đỏ hay linh chi hòa tan. Đây là các sản phẩm được bổ sung thêm các loại thảo dược khác