Na Lạng Sơn Được Giá

Hiện nay, người dân ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) đang bước vào mùa thu hoạch na với niềm vui được giá…
Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 2.000ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 ngàn tấn/ năm. Ông Vy Văn Tuyến ở thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 1.000 gốc na cho biết: “Năm ngoái giá na loại to đẹp chỉ 25.000 đ/kg, nhưng năm nay lên tới 35.000 – 40.000 đ/kg, loại trung bình có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg nên người dân vui lắm”.
Còn anh Anh Vy Văn Thắng, ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) nói: “Năm nay na được giá hơn năm ngoái. Nhà tôi có khoảng 100 cây, bây giờ mới giữa vụ nhưng mỗi cây cũng đã thu được gần 400.000 đ”. Hiện tại, nhiều tư thương ở các vùng Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng và cả Nghệ An, Hà Tĩnh đến mua na.
Anh Nguyễn Văn Vinh, chuyên buôn bán hoa quả ở Thành Phố Nam Định vừa chọn na vừa nói: “Tôi đã 3 năm liền mua na ở đây về bán, năm nay giá na cao nhưng là giá chung. Hơn thế, na ở đây rất dễ bán vì quả thơm, ngọt sắc chứ không nhạt như na các vùng khác”. Dù giá rất cao nhưng các tư thương tranh nhau mua, rất nhiều các tư thương đến mua khoán cả vườn, họ tự thu hái, tự tiêu thụ. Ngoài ra còn có nhiều điểm đóng na tập trung theo đơn đặt hàng.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.

Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.