Hậu Giang thả hơn 1,4 tấn cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

Đây là hoạt động thường niên của các ngành chức năng để khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản; đặc biệt, thông qua chương trình nhằm tuyên truyền cho người dân từng bước thay đổi nhận thức trong việc đánh bắt ngày càng mang tính tận duyệt các nguồn thủy sản như hiện nay, đồng thời chung tay cùng với các cấp chính quyền thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau.
Theo đó, đã có hơn 1,4 tấn cá giống, gồm một số loại như: cá trê vàng, cá tra, cá chạch lấu, cá hô, mè vinh, mè trắng… được thả xuống dòng sông Cái Lớn để trở về với tự nhiên, tổng kinh phí hơn 104 triệu đồng. Đây là số tiền được vận động từ một số sở, ban ngành tỉnh, các địa phương, doanh nghiệp, vị chức sắc và bà con trên địa bàn tỉnh.
Cùng thời điểm với điểm thả cá tại huyện Long Mỹ, UBND huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy cũng tổ chức Lễ thả cá tương tự trên sông Cái Dầu và Cái Côn.
Có thể bạn quan tâm

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

Để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng

Ngày 3/10, anh Nguyễn Văn Diện (trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, con sư tử biển quý hiếm mà gia đình anh bắt được cách đây hơn 2 tháng đã chết

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Hơn 80 đại biểu nông dân của 4 huyện trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường, cùng nông dân tham gia mô hình trồng thâm canh giống mía mới tại xã Vĩnh Thuận