Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 01/02/2014

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Hiện nay lúa sắp cho thu hoạch với năng suất bình quân gần 6 tấn/ha, cá biệt nhiều hộ chăm sóc tốt đạt đến 1 tấn/ha. Năm nay vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên canh tác được khoảng 10.000 ha, nếu tính giá trị tăng thêm từ cây lúa ước khoảng 300 tỉ đồng.

Nông dân đã thấy được lợi ích của vùng luân canh, nhưng năm nay diện tích lúa giảm hơn 1.000 ha do bà con có xu hướng phát triển tôm thẻ chân trắng. Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: “Nếu như nuôi tôm sú thì bà con còn lắp lại 1 vụ lúa, làm như vậy thì môi trường mới bền vững, mới hạn chế ô nhiễm. Năm 2013, bà con mình có hướng nuôi tôm thẻ rất nhiều, mà nuôi tôm thẻ 2 vụ thì không làm được lúa. Tôi thấy đây là nguyên nhân môi trường ô nhiễm, nuôi sẽ không bền vững”.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hòa 1 cho biết: “Xu hướng nuôi tôm thẻ chân trắng trong dân ở Gia Hòa 2 quá lớn, bà con không chú trọng đối tượng tôm sú. Quan điểm chỉ đạo của xã vẫn khuyến cáo bà con mình không nuôi tự phát, không nuôi ồ ạt tôm thẻ đễ giữ cho vùng nuôi bền vững. Chúng tôi kiên quyết cho phép nuôi thẻ khoảng 700 ha, còn lại chúng tôi vẫn khuyến khích nuôi tôm sú”.

Tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, giá tôm cao, chỉ trong 2 tháng người nuôi đã có lãi, nên hấp dẫn nông dân. Năm 2013, huyện Mỹ Xuyên đạt sản lượng tôm nuôi trên 22.000 tấn, trong đó tôm thẻ chiếm trên 70%. Ông Trần Quốc Quang - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Năm nay diện tích tôm sú vẫn được duy trì ở mức bình thường nhưng xu thế nuôi thẻ chân trắng rất lớn.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con không nên quá tập trung đối tượng này. Duy trì nuôi tôm sú, còn thẻ thì nên giữ ở mật độ thấp. Giá tôm sẽ chưa có gì an toàn nếu như chúng ta nuôi thẻ quá lớn sẽ rất khó khăn. Vấn đề môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại nên chúng ta phải tập trung đối tượng tôm sú”.

Năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tăng đột biến như cuối vụ nuôi năm 2013, áp lực môi trường, điều kiện hạ tầng như thủy lợi, điện sản xuất chưa đảm bảo thì tình trạng tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không an toàn.

Ngành nông nghiệp luôn khuyến cáo người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong việc chọn đối tượng nuôi, có quy trình nuôi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tư, công trình nuôi phù hợp và quan trọng hơn hết là môi trường vùng nuôi phải đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

22/06/2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

05/03/2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

07/03/2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013
Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.

08/03/2013