Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Mỹ Xuyên Không Khuyến Khích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 01/02/2014

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Hiện nay lúa sắp cho thu hoạch với năng suất bình quân gần 6 tấn/ha, cá biệt nhiều hộ chăm sóc tốt đạt đến 1 tấn/ha. Năm nay vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên canh tác được khoảng 10.000 ha, nếu tính giá trị tăng thêm từ cây lúa ước khoảng 300 tỉ đồng.

Nông dân đã thấy được lợi ích của vùng luân canh, nhưng năm nay diện tích lúa giảm hơn 1.000 ha do bà con có xu hướng phát triển tôm thẻ chân trắng. Ông Ngô Công Văn ở xã Hòa Tú 2 cho biết: “Nếu như nuôi tôm sú thì bà con còn lắp lại 1 vụ lúa, làm như vậy thì môi trường mới bền vững, mới hạn chế ô nhiễm. Năm 2013, bà con mình có hướng nuôi tôm thẻ rất nhiều, mà nuôi tôm thẻ 2 vụ thì không làm được lúa. Tôi thấy đây là nguyên nhân môi trường ô nhiễm, nuôi sẽ không bền vững”.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hòa 1 cho biết: “Xu hướng nuôi tôm thẻ chân trắng trong dân ở Gia Hòa 2 quá lớn, bà con không chú trọng đối tượng tôm sú. Quan điểm chỉ đạo của xã vẫn khuyến cáo bà con mình không nuôi tự phát, không nuôi ồ ạt tôm thẻ đễ giữ cho vùng nuôi bền vững. Chúng tôi kiên quyết cho phép nuôi thẻ khoảng 700 ha, còn lại chúng tôi vẫn khuyến khích nuôi tôm sú”.

Tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, giá tôm cao, chỉ trong 2 tháng người nuôi đã có lãi, nên hấp dẫn nông dân. Năm 2013, huyện Mỹ Xuyên đạt sản lượng tôm nuôi trên 22.000 tấn, trong đó tôm thẻ chiếm trên 70%. Ông Trần Quốc Quang - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Năm nay diện tích tôm sú vẫn được duy trì ở mức bình thường nhưng xu thế nuôi thẻ chân trắng rất lớn.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con không nên quá tập trung đối tượng này. Duy trì nuôi tôm sú, còn thẻ thì nên giữ ở mật độ thấp. Giá tôm sẽ chưa có gì an toàn nếu như chúng ta nuôi thẻ quá lớn sẽ rất khó khăn. Vấn đề môi trường vẫn là vấn đề đáng lo ngại nên chúng ta phải tập trung đối tượng tôm sú”.

Năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tăng đột biến như cuối vụ nuôi năm 2013, áp lực môi trường, điều kiện hạ tầng như thủy lợi, điện sản xuất chưa đảm bảo thì tình trạng tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không an toàn.

Ngành nông nghiệp luôn khuyến cáo người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong việc chọn đối tượng nuôi, có quy trình nuôi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tư, công trình nuôi phù hợp và quan trọng hơn hết là môi trường vùng nuôi phải đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Riêng tháng 3 đã có 5.600 tấn dưa hấu được xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Giá bán dưa hấu qua cửa khẩu từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, thuế xuất khẩu 0%.

01/04/2014
Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 28-3, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng mô hình sản xuất táo, nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự có 31 nông hộ thuộc nhóm đồng sở thích trồng táo, nho của xã Nhơn Hải.

01/04/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy

“Hơn 80% trái thanh long ruột đỏ đạt chất lượng xuất khẩu”- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ Nguyễn Văn Thân (ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long - Trà Vinh) nói như khoe “nhu cầu thị trường muốn ăn trái đẹp, tụi tui cùng mày mò, vuốt mấy đợt gai xanh bằng người ta rồi đó”.

01/04/2014
Hà Nam Triển Khai Thu Gom Rác Thải Trên Đồng Ruộng Hà Nam Triển Khai Thu Gom Rác Thải Trên Đồng Ruộng

Hội nông dân (ND) xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm đang xây dựng mô hình “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và rác thải trên đồng ruộng”.

01/04/2014
Vốn Agribank Giúp Nông Dân Đổi Đời Vốn Agribank Giúp Nông Dân Đổi Đời

Xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư nên vốn của Agribank “chảy” ngày càng nhiều vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đó đã giúp rất nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.

01/04/2014