Mỹ Tiêu Thụ Tôm Việt Nam Gấp Đôi Nhật Bản Và EU

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2014, Mỹ dẫn đầu về NK tôm của Việt Nam với 445 triệu USD, tăng 128,6% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sang thị trường này liên tục được đẩy mạnh kể từ đầu năm khiến Mỹ chiếm tới 30,4% tổng giá trị XK tôm của cả nước. Năm 2013 cũng là một năm thành công đối với tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tuy nhiên, thị trường này mới chiếm 22,5% và còn đứng sau Nhật Bản với tỷ trọng 27%.
Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Mỹ. NK tôm vào Mỹ 4 tháng đầu năm tăng 13% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, NK từ Việt Nam tăng 191% về giá trị và 109% về khối lượng. Indonesia hiện đang dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Mỹ và nhiều khả năng nước này sẽ duy trì được vị trí này trong năm nay nhờ sản xuất trong nước khá thuận lợi cùng với lợi thế không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Năm nay, XK tôm Thái Lan sang Mỹ còn khó khăn hơn và nước này sẽ tiếp tục “xuống hạng” trong nguồn cung tôm cho Mỹ bởi nước này vừa mới bị Mỹ hạ bậc trong báo cáo về tình trạng buôn người năm 2014 bên cạnh thuế chống bán phá giá và các cáo buộc về lạm dụng lao động trong ngành thủy sản.
Xuất khẩu tôm chân trắng sang Mỹ tăng 211%
Năm 2014, Việt Nam đẩy mạnh XK tôm chân trắng sang thị trường này. Thống kê từ Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2014, giá trị XK tôm chân trắng chiếm tới 75% tổng XK tôm sang Mỹ và tăng 211,9% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sú sang Mỹ trong giai đoạn này chỉ chiếm 26,6% và tăng 26,2%.
Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan thiếu hụt là yếu tố chính tạo thuận lợi cho Việt Nam gia tăng XK tôm chân trắng sang Mỹ và dự báo XK mặt hàng này sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi XK Thái Lan sang Mỹ ngày càng khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đ/ha.

Rất nhiều nhà vườn, thương lái tích trữ hàng trăm tấn hành tây tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chờ cơ hội tăng giá để kiếm lời, nay trở nên trắng tay. Nguyên nhân là do hành cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường, bán với giá rẻ mạt, khiến hành tây Đà Lạt không còn chỗ đứng.

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...