Mỹ Tiêu Thụ Tôm Việt Nam Gấp Đôi Nhật Bản Và EU

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2014, Mỹ dẫn đầu về NK tôm của Việt Nam với 445 triệu USD, tăng 128,6% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sang thị trường này liên tục được đẩy mạnh kể từ đầu năm khiến Mỹ chiếm tới 30,4% tổng giá trị XK tôm của cả nước. Năm 2013 cũng là một năm thành công đối với tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tuy nhiên, thị trường này mới chiếm 22,5% và còn đứng sau Nhật Bản với tỷ trọng 27%.
Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Mỹ. NK tôm vào Mỹ 4 tháng đầu năm tăng 13% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, NK từ Việt Nam tăng 191% về giá trị và 109% về khối lượng. Indonesia hiện đang dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Mỹ và nhiều khả năng nước này sẽ duy trì được vị trí này trong năm nay nhờ sản xuất trong nước khá thuận lợi cùng với lợi thế không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Năm nay, XK tôm Thái Lan sang Mỹ còn khó khăn hơn và nước này sẽ tiếp tục “xuống hạng” trong nguồn cung tôm cho Mỹ bởi nước này vừa mới bị Mỹ hạ bậc trong báo cáo về tình trạng buôn người năm 2014 bên cạnh thuế chống bán phá giá và các cáo buộc về lạm dụng lao động trong ngành thủy sản.
Xuất khẩu tôm chân trắng sang Mỹ tăng 211%
Năm 2014, Việt Nam đẩy mạnh XK tôm chân trắng sang thị trường này. Thống kê từ Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2014, giá trị XK tôm chân trắng chiếm tới 75% tổng XK tôm sang Mỹ và tăng 211,9% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sú sang Mỹ trong giai đoạn này chỉ chiếm 26,6% và tăng 26,2%.
Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan thiếu hụt là yếu tố chính tạo thuận lợi cho Việt Nam gia tăng XK tôm chân trắng sang Mỹ và dự báo XK mặt hàng này sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi XK Thái Lan sang Mỹ ngày càng khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới thế nhưng có một nghịch lý là người nông dân luôn phải đối mặt với nỗi lo thường trực về sự bấp bênh của đầu ra sản phẩm. Được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là nỗi lòng kéo dài nhiều năm qua của người nông dân.

Đã có những mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho người trồng mía, trong khi việc tận dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối, tham gia chuỗi giá trị sau đường cũng giúp một số nhà máy không những tồn tại được mà còn sống tốt trong thời điểm hiện nay.

Để có mã số xuất khẩu sang Mỹ, vùng trồng nhãn phải được canh tác trên cơ sở tiêu chuẩn VietGAP nhưng có kiểm soát của Cục Bảo vệ thực vật VN như phải bọc trái trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần, không được sử dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật mà Mỹ cấm sử dụng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.