Mỹ Thọ (Bình Định) Được Mùa Bắp

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.
Không chỉ bây giờ mà nhiều năm qua, nông dân Mỹ Thọ đã xen bắp với cây hành. Khi cây hành vụ Hè Thu trồng được 30 - 35 ngày, sắp thu hoạch, bà con trỉa xen bắp vụ Mùa trên chân đất trồng hành, tận dụng được phân, nước. Đến khi thu hoạch hành xong, cây bắp cũng đã xanh tốt, khoảng 30 ngày sau khi nhổ hành, thì bắp đã bẻ. Hiện các giống bắp truyền thống được thay thế bằng các giống Pasopic 888, giống 469, giống 333 cao sản có thời gian sinh trưởng ngắn, đóng đều hạt, hạt nhiều, cùi nhỏ, năng suất cao.
Nông dân Đặng Mậu Phạn, ở thôn Chánh Tường, bộc bạch: Vụ này tui trồng xen bắp lai giống Pasopic 888 trong 3 sào hành, chỉ 2 tháng là có ăn, năng suất đạt 300 kg/sào, tăng hơn 20 kg/sào so cùng vụ năm ngoái; giá bắp hạt bán ra gần 6.000 đ/kg, cao hơn 1.000 đ/kg so với cùng thời điểm năm 2013. Năm nay nắng hạn kéo dài, nếu trồng lúa thì nhiều lắm cũng chỉ đạt 250 kg/sào, thời gian sản xuất lâu hơn, vốn đầu tư nhiều hơn, tính ra thu nhập không bằng trồng bắp xen hành.
Theo ông Nguyễn Đình Bảng, Trưởng thôn Chánh Trực: Ở đất này trồng bắp thu nhập cao hơn làm lúa, chưa kể lợi ích đủ thứ: khi bắp vừa nặng hạt chín tới thì tướt lá cho trâu, bò ăn; thân bắp sau khi bẻ bắp xong bỏ vào chuồng cho trâu, bò dậm nát, để hoai mục làm phân; cùi bắp phơi khô làm chất đốt. Chính vì vậy, trên 15 ha hành vụ Hè Thu năm nay bà con nông dân trong thôn đều trồng xen bắp vụ Mùa, hiện đã và đang thu hoạch, năng suất đạt khá cao.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình khuyến ngư năm 2013, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp với quy mô 9.000 m2 tại các hộ thuộc huyện Gia Viễn. Sau 8 tháng triển khai, mô hình đã hoàn thành và cho kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.