Mỹ Tăng Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Gấp 3 Lần

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 theo hướng điều chỉnh lại mức thuế, tăng 2,8 lần so với mức công bố hồi tháng 9/2013
Ngoài Công ty Vĩnh Hoàn được giảm thuế từ 0,03 USD/kg xuống còn 0 USD/kg, thì các công ty là bị đơn tự nguyện đều chịu mức thuế từ 0,42 USD/kg lên mức 1,2 USD/kg. Khi DOC đưa ra phán quyết sơ bộ, VASEP đã phản đối DOC không công bằng cho Việt Nam vì lấy Indonesia làm quốc gia thay thế cho việc tính giá cá tra của Việt Nam, để nâng mức trong quyết định sơ bộ lần này là vô lý.
Theo VASEP, các kỳ xem xét hành chính trước đây, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Do đó, cách áp thuế chống bán phá giá trên đã gây thiệt hại cho ngành nuôi và chế biến cá tra của Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ.
Việc tăng thuế nêu trên của Mỹ cũng đang làm các doanh nghiệp lo lắng bởi nhiều năm nay cùng với EU thì Mỹ là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Thế đã thành công với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm. Vợ chồng anh Đào Văn Hải, chị Thân Thị Thùy ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là một hộ điển hình.

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Nga, hội viên Hội Nông dân xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là người thực hiện mô hình nuôi lươn có hiệu quả trên địa bàn huyện.