Mỹ Tăng Nhập Khẩu Philê Cá Rô Phi Đông Lạnh

Trong tháng 7/2014, NK philê cá rô phi đông lạnh của Mỹ tăng hơn 16% so với cùng kỳ trong khi giá cá rô phi sống của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong năm.
Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong tháng 7, giá cá rô phi 500-800 gram mua trực tiếp tại trại ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất của năm là 9,45 NDT, giảm 10% so với mức 10,5 NDT của tháng 1.
NK philê tươi đạt 15.566 tấn giảm nhẹ gần 4% so với năm trước, trong khi đó, NK trong các loại cá rô phi đông lạnh đạt 11.755 tấn, giảm hơn 1%. Các sản phẩm cá rô phi đông lạnh NK khác đạt 8.729 tấn, giảm gần 20%.
Trong tháng 8, cá rô phi sống nguyên con ở Trung Quốc lại tăng giá lên mức 9,9 NDT và có những dấu hiệu cho thấy giá tiếp tục giữ mức cao.
Tại triển lãm thương mại thủy sản tại Hồng Kông đầu tháng 9/2014, trợ lý giám đốc tiếp thị của Ammon International (Đài Loan) Rita Zeng cho biết: các nhà NK cá rô phi phile Mỹ đang đợi giá đi xuống.
Tại thời điểm đầu tháng 9/2014, giá cá phile bán tại New York đạt mức ở mức 1,70 USD/pao, tăng 0,20 USD so với năm 2013 và tăng 0,30 USD so với năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.