Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam

Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam
Ngày đăng: 17/03/2011

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.

Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.

Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.

Các bị đơn tự nguyện khác cũng được giảm thuế còn 0-0,2%. Mức thuế áp cho các doanh nghiệp còn lại không tham gia đợt xem xét trên (ngoài danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) là 2,11 USD/kg (khoảng 63,38%), bằng mức thuế của POR5.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), nguyên nhân có sự thay đổi về thuế “ngoạn mục” trên do DOC đã quay lại sử dụng số liệu từ Bangladesh thay vì Philippines bởi sự ổn định và chính xác hơn về các nguồn số liệu so sánh. Các năm trước đây DOC cũng dùng số liệu của Bangladesh để quyết định mức thuế CBPG của VN và mức thuế thường bằng 0.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Liên quan đến việc Mỹ áp thuế CBPG đối với tôm, Việt Nam đã kiện Mỹ ra WTO. Theo đại diện của VASEP, WTO sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 5 tới và VN có rất nhiều khả năng thắng kiện vì cách tính quy về 0 “zeroing” của Mỹ là phi lý. Nếu thắng kiện, Mỹ sẽ phải áp dụng cách tính thuế CBPG mới và mức thuế của các công ty Việt Nam sẽ giảm mạnh, nhiều khả năng bằng 0.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao? Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

07/01/2014
Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

18/12/2013
Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

07/01/2014
Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

18/12/2013
Giá Lúa Ở Mức Cao Lúc Nông Dân Hết Lúa Giá Lúa Ở Mức Cao Lúc Nông Dân Hết Lúa

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

07/01/2014