Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam

Mỹ Giảm Thuế Chống Phá Giá Với Cá Tra Việt Nam
Ngày đăng: 17/03/2011

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.

Theo đó, thuế chống bán phá giá cá tra của một số doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ từ giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 giảm xuống 0% thay cho đề xuất 130% trước đó.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, đây là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 (POR6) về thuế chống bán phá giá cá tra.

Việc thuế chống bán phá giá cá tra giảm thấp so với mức 130% của lần xem xét trước (công bố vào tháng 9/2010) do DOC chọn Bangladesh làm quốc gia thứ ba thay thế để tính biên độ chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam thay vì Philippines.

Các bị đơn tự nguyện khác cũng được giảm thuế còn 0-0,2%. Mức thuế áp cho các doanh nghiệp còn lại không tham gia đợt xem xét trên (ngoài danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện) là 2,11 USD/kg (khoảng 63,38%), bằng mức thuế của POR5.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), nguyên nhân có sự thay đổi về thuế “ngoạn mục” trên do DOC đã quay lại sử dụng số liệu từ Bangladesh thay vì Philippines bởi sự ổn định và chính xác hơn về các nguồn số liệu so sánh. Các năm trước đây DOC cũng dùng số liệu của Bangladesh để quyết định mức thuế CBPG của VN và mức thuế thường bằng 0.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện khi kết quả điều tra cho thấy hàng nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%). Ngược lại hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Liên quan đến việc Mỹ áp thuế CBPG đối với tôm, Việt Nam đã kiện Mỹ ra WTO. Theo đại diện của VASEP, WTO sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 5 tới và VN có rất nhiều khả năng thắng kiện vì cách tính quy về 0 “zeroing” của Mỹ là phi lý. Nếu thắng kiện, Mỹ sẽ phải áp dụng cách tính thuế CBPG mới và mức thuế của các công ty Việt Nam sẽ giảm mạnh, nhiều khả năng bằng 0.


Có thể bạn quan tâm

Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

26/10/2015
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.

26/10/2015
Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận UTZ Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận UTZ

Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.

26/10/2015
Lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ cánh đồng mẫu lớn Lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ cánh đồng mẫu lớn

Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

26/10/2015
Nông dân xé rào xuống giống sớm lúa Đông xuân Nông dân xé rào xuống giống sớm lúa Đông xuân

Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.

26/10/2015