Mỹ Cho Phép Nhập Khẩu Vải Và Nhãn Tươi Từ Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm.
Vải và nhãn tươi Việt Nam sẽ lần đầu tiên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thị trường Mỹ sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cho phép nhập khẩu 2 mặt hàng trên.
Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.
Các điều kiện sơ bộ mà Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu bao gồm vải nhập khẩu từ Việt Nam phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh; vải và nhãn phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam, xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất ngặt nghèo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm, chiếm lần lượt 17% và 69% tổng lượng nhập khẩu trung bình đối với 2 mặt hàng này tại Mỹ tính trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010.
Quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ có hiệu lực thi hành từ ngày 6/10/2014.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.

Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.