Mỹ Cho Phép Nhập Khẩu Vải Và Nhãn Tươi Từ Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm.
Vải và nhãn tươi Việt Nam sẽ lần đầu tiên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với thị trường Mỹ sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cho phép nhập khẩu 2 mặt hàng trên.
Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.
Các điều kiện sơ bộ mà Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu bao gồm vải nhập khẩu từ Việt Nam phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh; vải và nhãn phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng; mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam, xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất ngặt nghèo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm, chiếm lần lượt 17% và 69% tổng lượng nhập khẩu trung bình đối với 2 mặt hàng này tại Mỹ tính trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010.
Quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ có hiệu lực thi hành từ ngày 6/10/2014.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.

Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.