Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mưu sinh mùa biển đói

Mưu sinh mùa biển đói
Ngày đăng: 11/11/2015

5 giờ chiều, khi ánh nắng vẫn còn chói chang trên đảo, vợ chồng bà Nguyễn Thị Loan (46 tuổi, thôn Trung, xã Nhơn Châu) hối hả mang lưới để bơi thúng ra xa, đánh bắt cá cơm săn.

“Bây giờ đi thì 7 giờ tối sẽ kéo vào cập bến. Bán tại chỗ neo đậu, với giá 10.000 đồng/kg cá cơm săn.

Thường thì mỗi lần ra khơi đánh khoảng 1 tạ cá, thế nhưng mùa này không phải vụ chính nên cá cơm săn thu về rất ít.

Mỗi ngày chỉ kiếm được từ 100.000 đồng đổ lại” - bà Loan cho hay.

Ngư dân trên đảo Nhơn Châu đánh bắt cá cơm giữa khi trời chập choạng tối.

Theo bà Loan, trên vùng đất đảo Nhơn Châu có gần 100 ngư dân sắm lưới, thúng… để hành nghề như bà.

Theo kinh nghiệm, khung giờ mà các ngư dân tại đây chọn để đánh bắt là từ 3- 5 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều- 7 giờ tối.

“Nếu muốn làm nghề này thì cần phải quen với sóng biển.

Khi đi thả lưới đánh bắt gặp sóng mạnh dữ lắm, rồi rủi ro nếu ai mà không quen sẽ không làm được”- bà Loan chia sẻ.

Với kinh nghiệm, gần 10 năm lênh đênh trên biển mưu sinh, ông Nguyễn Văn Chi (48 tuổi, trú xã Nhơn Châu) thuộc nằm lòng các kỹ năng đánh bắt tại vùng đảo này.

Ông Chi cho hay:

“Vào ban đêm cần chong điện khoảng 1,5-2 giờ đồng hồ thì mới kéo lên, lưới được bố trí xung quanh đèn.

Khi ánh đèn phát sáng sẽ thu hút được đàn cá tụ về.

Nghề này thất thường lắm, trúng có khi đến 3 tạ mỗi lần kéo (từ tháng 4-6), nhưng có khi trái mùa thì cũng chỉ được vài ký”.

Màn đêm bao trùm lên đảo, người dân vẫn í ới gọi nhau để mua cá cơm săn, người nửa cân cho đến vài ký.

Thao tác vừa gỡ cá, vừa bán được những ngư dân này thực hiện rất thuần thục, gọn gàng và nhanh nhẹn. Bên cạnh thuyền thúng của gia đình bà Loan nhiều ngư dân trên đảo vẫn đang loay hoay gỡ lưới để kịp chuẩn bị cho chuyến đánh bắt vào sáng sớm mai.

Tất cả họ, ai cũng đều cầu mong một ngày mưu sinh bội thu để có cái ăn, cái mặc và “trợ sức” cho những đứa trẻ vùng đảo đến trường.

“Lo gỡ lưới rồi về ngủ lấy sức để khuya còn mang lưới đánh cá. Người dân đảo chúng tôi không có ruộng nên phải bám biển, nhờ vào con cá, con mực để đổi gạo thôi”- ông Chi từ tốn.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận Chủ Động Chăm Sóc, Phòng Bệnh Gia Súc Trong Mùa Khô Hạn Ninh Thuận Chủ Động Chăm Sóc, Phòng Bệnh Gia Súc Trong Mùa Khô Hạn

Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.

03/06/2014
Thịt Bồ Câu Thiện Nghiệp Vào Siêu Thị Co.op Mart Phan Thiết Thịt Bồ Câu Thiện Nghiệp Vào Siêu Thị Co.op Mart Phan Thiết

Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.

03/06/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dứa Gai Xen Cao Su Ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dứa Gai Xen Cao Su Ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa)

Nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây người dân ở một số xã như: Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung... (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) đã đưa cây dứa gai vào trồng xen với cây cao su trên diện tích đất đồi dốc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

03/06/2014
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Rau An Toàn Ở Yên Viên (Hà Nội) Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Rau An Toàn Ở Yên Viên (Hà Nội)

Từ một xã có xuất phát điểm thấp trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, đến nay, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) vươn lên xếp thứ 2 trong thực hiện chương trình này của huyện với 18/19 tiêu chí đã hoàn thành.

03/06/2014
Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.

03/06/2014