Mướt mắt ngắm vườn nho Ba Mọi trái mùa vẫn sai trĩu giàn

Dù thời tiết những tháng cuối năm không phù hợp để cây nho sinh trưởng nhưng bằng kỹ thuật trồng nho tích cóp trong nửa đời người, lão nông Nguyễn Văn Mọi (Ninh Thuận) vẫn “ép” được vườn nho đẻ trái sai trĩu giàn…
Theo lão nông Nguyễn Văn Mọi (chủ vườn nho Ba Mọi): Trồng nho không phức tạp nhưng lại khá mẫn cảm với thời tiết.
Ở Ninh Thuận thời gian tốt nhất cho nho sinh trưởng và ra trái là từ tháng Giêng đến hết tháng 6.
Những tháng còn lại do có mưa nên nguy cơ thất thu rất lớn.
Cũng theo ông Mọi: Thời điểm tốt nhất để du khách tham quan mùa nho ở Ninh Thuận là vào khoảng tháng Ba, tháng Tư, khi đó giàn nho sẽ trĩu quả, tha hồ ngắm và chụp hình thỏa thích.
Riêng những tháng cuối năm, đa số người nông dân sẽ cắt cành để nho vào trạng thái “ngủ đông” như ở các nước châu Âu.
Lý giải việc mình vẫn cho nho “đẻ” trái trong những tháng cuối năm, ông Ba chỉ cười: Tôi có kỹ thuật nên duy trì được giàn nho, dù chỉ bằng 2/3 sản lượng chính vụ nhưng vẫn có nho để khách tham quan, chụp ảnh.
Chỉ cho chúng tôi giấy chứng nhận GAP treo trên tường, lão nông Ba Mọi khẳng định: "Nho trồng tại vườn không xịt thuốc hay gì cả nên rất an toàn cho người ăn"…
Được biết, lão nông Nguyễn Văn Mọi hiện đang sở hữu vườn nho rộng 2ha với thu nhập hàng năm hơn 1,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông còn liên kết với 200 ha nho của nông dân trong vùng để làm VietGap.
Đặc biệt, ông còn tự sản xuất rượu vang mang thương hiệu Ba Mọi để cung cấp cho thị trường du lịch với công suất 15.000 chai/năm.
Có thể bạn quan tâm

Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Úc… và các nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao.

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.