Mướt mắt ngắm vườn nho Ba Mọi trái mùa vẫn sai trĩu giàn

Dù thời tiết những tháng cuối năm không phù hợp để cây nho sinh trưởng nhưng bằng kỹ thuật trồng nho tích cóp trong nửa đời người, lão nông Nguyễn Văn Mọi (Ninh Thuận) vẫn “ép” được vườn nho đẻ trái sai trĩu giàn…
Theo lão nông Nguyễn Văn Mọi (chủ vườn nho Ba Mọi): Trồng nho không phức tạp nhưng lại khá mẫn cảm với thời tiết.
Ở Ninh Thuận thời gian tốt nhất cho nho sinh trưởng và ra trái là từ tháng Giêng đến hết tháng 6.
Những tháng còn lại do có mưa nên nguy cơ thất thu rất lớn.
Cũng theo ông Mọi: Thời điểm tốt nhất để du khách tham quan mùa nho ở Ninh Thuận là vào khoảng tháng Ba, tháng Tư, khi đó giàn nho sẽ trĩu quả, tha hồ ngắm và chụp hình thỏa thích.
Riêng những tháng cuối năm, đa số người nông dân sẽ cắt cành để nho vào trạng thái “ngủ đông” như ở các nước châu Âu.
Lý giải việc mình vẫn cho nho “đẻ” trái trong những tháng cuối năm, ông Ba chỉ cười: Tôi có kỹ thuật nên duy trì được giàn nho, dù chỉ bằng 2/3 sản lượng chính vụ nhưng vẫn có nho để khách tham quan, chụp ảnh.
Chỉ cho chúng tôi giấy chứng nhận GAP treo trên tường, lão nông Ba Mọi khẳng định: "Nho trồng tại vườn không xịt thuốc hay gì cả nên rất an toàn cho người ăn"…
Được biết, lão nông Nguyễn Văn Mọi hiện đang sở hữu vườn nho rộng 2ha với thu nhập hàng năm hơn 1,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông còn liên kết với 200 ha nho của nông dân trong vùng để làm VietGap.
Đặc biệt, ông còn tự sản xuất rượu vang mang thương hiệu Ba Mọi để cung cấp cho thị trường du lịch với công suất 15.000 chai/năm.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.

Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.